Ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Một số điều khoản quy định "cần" song chưa "đủ"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/3/2013 | 8:48:29 AM

YBĐT - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gồm 11 chương, 124 điều. Tuy nhiên, từ hoạt động thực tiễn cho thấy, một số điều khoản quy định "cần" song chưa "đủ".

Điều 6 (Dự thảo): "Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước".

Vấn đề "dân chủ đại diện" quy định như Dự thảo là chưa đủ vì căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức đoàn thể và hoạt động thực tiễn cũng như Điều 9 (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), Điều 10 (Công đoàn Việt Nam) của Hiến pháp (Dự thảo) thì nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng hình thức dân chủ đại diện, cần bổ sung thêm cụm từ: "thông qua các tổ chức chính trị - xã hội".

Điều 38 khoản 1 (Dự thảo): "Công dân có quyền làm việc, lựa chọn việc làm, nghề nghiệp và nơi làm việc". Quy định chưa có sự bảo hộ của Nhà nước về sức khỏe, tính mạng của công dân làm việc. Vì thời kinh tế thị trường, cung lớn hơn cầu về lao động - việc làm nên công dân chỉ quan tâm đến việc làm và thu nhập, do đó tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngày một gia tăng. Như vậy, Điều 38 cần bổ sung thêm khoản 3: "Nhà nước ban hành pháp luật bảo hộ lao động" như Điều 56 Hiến pháp năm 1992.

Điều 34 (Dự thảo) khoản 1: "Mọi người có quyền tự do kinh doanh", khoản 2: "Nhà nước bảo hộ quyền tự do kinh doanh". Nếu quy định "tự do kinh doanh" không kèm theo chế tài, điều chỉnh là điều cần được xem xét vì thực tế, cá nhân, tổ chức do siêu lợi nhuận đã kinh doanh bất hợp pháp như: động vật, gỗ quý hiếm, ma túy, khoáng sản… Nếu thế, tại khoản 2, Nhà nước cũng bảo hộ hay sao? Do đó cần bổ sung thêm sau cụm từ: "tự do kinh doanh" là cụm từ "hợp pháp", có nghĩa là "tự do kinh doanh hợp pháp".

Anh Tạ Hữu Dương - Phó bí thư Huyện đoàn Văn Yên:

Việc lấy ý kiến đóng góp tham gia vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thực sự là cơ hội để tuổi trẻ bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. Thông qua những ý kiến tâm huyết, nhất định chúng ta sẽ có một bản Hiến pháp hoàn thiện.

Với cá nhân tôi, tôi mong muốn nên giữ lại Điều 66, Hiến pháp năm 1992 về thanh niên. Đồng thời bổ sung thêm vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong điều này để qua đó khẳng định hơn nữa vai trò của thế hệ trẻ đối với hiện tại và tương lai của đất nước.  

A.H (thực hiện)

Một số điều khoản còn trùng lặp, đối tượng điều chỉnh cần rõ hơn. Cụ thể như sau: Điều 8 khoản 2 (Dự thảo): "… Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí", theo tôi, khoản này cần bỏ các từ sau: "chống tham nhũng… thực hành tiết kiệm, chống lãng phí" vì đã được quy định tại Điều 60 (Dự thảo). Mặt khác, Điều 8 khoản 2 (Dự thảo) chủ yếu đề cập đến thái độ, phong cách làm việc của công chức, viên chức chứ không phải là vấn đề "chống tham nhũng… lãng phí…".

Điều 37 khoản 2 (Dự thảo): "Không ai được tự ý vào chỗ ở hợp pháp của người khác nếu không được người đó đồng ý". Nếu quy định như Dự thảo thì thường ngày trong xã hội sẽ xảy ra nhiều đối tượng thuộc lứa tuổi khác nhau vi phạm Hiến pháp. Vì trên thực tế, do quen biết, bạn bè hoặc người thân (anh em, họ hàng), họ đã tự ý đi thăm hỏi hoặc có nhu cầu quan hệ giao dịch dân sự nên đã "vào chỗ ở của người khác".

Tuy nhiên, chủ nhà không thể biết trước được và khi "vào chỗ ở hợp pháp của người khác" mà chủ nhà đi vắng, họ quay về lần khác đến, thế là vô tình họ đã vi phạm Hiến pháp là điều khó chấp nhận.

Do đó, theo tôi, Điều 37 (Dự thảo) nên bỏ khoản 2, giữ nguyên khoản 1: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở hợp pháp" và chuyển quy định "Việc khám xét chỗ ở do luật định" thành khoản 2 là đủ.

Điều 50 (Dự thảo): "Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế", quy định chế tài điều chỉnh về đối tượng quá rộng. Thực tế, học sinh, sinh viên… hàng năm chỉ có nộp học phí từ nguồn tiền của bố mẹ (gia đình) chứ đâu phải là thuế? Do đó, để rõ đối tượng điều chỉnh, Điều 50 (Dự thảo) nên sửa bổ sung như sau: "Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật".

Một số điều khoản (Dự thảo) dùng từ quá dân dã trong quy định quy phạm pháp luật, cần được xem xét để chỉnh sửa. Cụ thể như sau: Điều 75 khoản 1 (Dự thảo): "Làm Hiến pháp…; làm luật…", nên sửa lại là: "Thiết lập hiến pháp…; ban hành luật…". Điều 79, khoản 2 (Dự thảo): "Ra pháp lệnh về những vấn đề…", nên bỏ từ "ra" và thay bằng cụm từ "Ban hành".

Điều 84, khoản 2 (Dự thảo): "Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri…; thu thập và phản ánh trung thực…", nên bỏ cụm từ "thu thập" và thay bằng cụm từ "tổng hợp".

     Phí Quang Thái (Tổ 19, phường Yên Thịnh, TP. Yên Bái)

Các tin khác
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị.

Các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá mặt hàng phi lê cá tra đông lạnh (cũng như các sản phẩm thủy hải sản khác) vào thị trường Hoa Kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết.

Chiều ngày 21-3, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

YBĐT - HĐND huyện Yên Bình khoá XIX vừa tổ chức kỳ họp thứ VI (chuyên đề) xem xét thông qua đề án, tờ trình giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp huyện Yên Bình giai đoạn 2012 -2015 và đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

Đồng chí Phạm Duy Cường - Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào xây dựng trường bán trú.

YBĐT - Ngày 21/3, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 22 của HĐND tỉnh và 2 năm thực hiện Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Yên Bái giai đoạn (2010 - 2015).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục