Tỷ lệ nữ trong quốc hội Việt Nam cao thứ 2 ASEAN
- Cập nhật: Thứ tư, 17/4/2013 | 1:25:55 PM
Tổ chức Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) vừa công bố báo cáo về phát triển con người năm 2013 với tiêu đề “Sự nổi lên của miền Nam: Tiến bộ con người trong một thế giới đa dạng.”
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với các nữ đại biểu Quốc hội.
|
Báo cáo cho biết tỷ lệ đại diện phụ nữ trong quốc hội của các nước trên thế giới, và Việt Nam được xếp thứ hai ở Đông Nam Á.
Theo báo cáo, tỷ lệ cụ thể của 10 thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) lần lượt như sau, Lào 25%, Việt Nam 24,40%, Singapore 23%, Philippines 22,10%, Indonesia 18,20%, Campuchia 18,10%, Thái Lan 15,70%, Malaysia 13,20%, Myanmar 4,60% và Brunei (không có số liệu).
UNDP cũng đưa ra xếp hạng các nước theo chỉ số bất bình đẳng giới, và thứ hạng của các nước ASEAN tốt nhất lần lượt là Singapore (thứ 13), Malaysia (42), Việt Nam (48), Philippines (77), Myanmar (80), Campuchia (96), Lào (100) và Indonesia (102).
Đáng chú ý là báo cáo của UNDP cho biết không phải các nước phát triển như Mỹ, châu Âu hay một số nước ở châu Á có tỷ lệ nữ tham gia trong quốc hội cao nhất, mà đứng đầu lại là Rwanda - một nước nghèo chậm phát triển ở Trung Phi.
Tốp 10 nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ đại diện nữ trong cơ quan lập pháp là Rwanda 51,9%, Andorra 50,0%, Cuba 45,2%, Thụy Điển 44,7%, Seychelles 43,8%, Senegal 41,6%, Nam Phi 41,1%, Nicaragua 40,2% và Iceland 39,7%.
Về Indonesia - nước lớn nhất, đông dân nhất và là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, UNDP cho biết phụ nữ chiếm 50,14% tổng dân số 244 triệu người (số liệu năm 2011), song chỉ chiếm 18,20% ghế trong Hạ viện, thấp hơn nhiều so chỉ tiêu lý tưởng 30% do Ủy ban Tổng tuyển cử Quốc gia (KPU) của nước này đề ra.
Tại Indonesia, theo Luật Bầu cử số 8/2012, tất cả các đảng phái chính trị phải phân bổ ít nhất 30% số ghế trong cơ quan lập pháp quốc gia, khu vực và địa phương cho phụ nữ. Nhưng phụ nữ vẫn bị phân biệt đối xử, khi tỷ lệ ứng cử viên nữ thực tế của các đảng chính trị thực tế thấp hơn rất nhiều so với quy định.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
YBĐT - Thời gian qua, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến tham gia của các tầng lớp nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng hợp tác với Nhật Bản, trong đó có vùng Kansai.
YBĐT - Thực hiện kế hoạch của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái đã triển khai tới các cấp công đoàn về việc góp ý kiến vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đông đảo công nhân viên chức lao động đã tích cực tìm hiểu và tham gia góp ý kiến.
Nhân dịp ông Nicolás Maduro đắc cử Tổng thống nước Cộng hòa Bolivar Venezuela nhiệm kỳ 2013-2019, ngày 15/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gửi điện mừng đến Tổng thống đắc cử Nicolás Maduro.