Thị xã Nghĩa Lộ phải xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện
- Cập nhật: Chủ nhật, 28/4/2013 | 9:04:40 AM
YBĐT - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy Cường trong buổi kiểm tra công tác phát triển kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2013 tại thị xã Nghĩa Lộ.
Đồng chí Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.
|
4 tháng đầu năm, mặc dù gặp nhiều khó khăn, UBND thị xã đã tập trung chỉ đạo điều hành và có nhiều giải pháp cho thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2013. Tình hình giá cả thị trường ổn định không có biến động lớn, tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội đạt trên 346 tỷ đồng, cấp 30 giấy phép kinh doanh có tổng số vốn trên 6,2 tỷ đồng.
Diện tích gieo cấy vụ đông xuân đạt trên 719 ha, trong đó vùng sản xuất lúa hàng hoá 513 ha, hiện lúa sinh trưởng phát triển tốt. Thị xã tiếp tục chỉ đạo phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm và làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, đồng thời triển khai các bước của đề án giao đất giao rừng. Công tác thu ngân sách đến ngày 25/4 đạt 6,9 tỷ đồng, bằng 30% kế hoạch, tăng 47% so cùng kỳ, một số nguồn thu đạt cao là thuế ngoài quốc doanh 3,5 tỷ đồng, thuế thu nhập cá nhân đạt 0,4 tỷ đồng, lệ phí trước bạ đạt 1 tỷ đồng...
Thị xã công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2020 và quy hoạch chung xây dựng thị xã giai đoạn 2011-2030, chỉ đạo xây dựng một số quy hoạch chi tiết, quy hoạch cục bộ để kêu gọi đầu tư. Hoàn thành đưa vào sử dụng công trình cấp nước xã Nghĩa An, nhà sàn văn hoá xã Nghĩa An, tiếp tục chỉ đạo thi công các công trình chuyển tiếp...
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy Cường đã chỉ rõ những tồn tại của thị xã trong thời gian qua, đó là chậm hoàn thiện quy hoạch chi tiết thị xã; trong sản xuất nông nghiệp còn dụt rè, chưa phát triển đựơc mô hình, nhân tố mới trong sản xuất; chậm thực hiện công tác giao đất giao rừng; chưa quan tâm chuyển đổi và đa dạng mô hình kinh tế cho năng động; là một thị xã văn hoá nhưng thị xã chưa có kế hoạch đưa xã Nghĩa Lợi ra khỏi xã 135...
Là địa phương có cán bộ lãnh đạo mới bổ nhiệm, đồng chí Phạm Duy Cường yêu cầu, trong thời gian tới thị xã cần có chính sách ưu tiên trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và dịch vụ, có phương án và quỹ đất để di chuyển nhà máy làm ô nhiễm môi trường ra khỏi khu trung tâm; đẩy mạnh công tác hậu thanh kiểm tra thuế với tất cả các loại hình kinh doanh; chương trình đào tạo lại cán bộ, cần nghiên cứu phối hợp với các ngành có liên quan mở 1 lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo các xã, phường; thị xã cũng cần xây dựng các nhiệm vụ trọng tâm để các ngành bám vào đó mà thực hiện; UBND thị xã cần làm tốt công tác phối hợp với các đoàn thể; tiếp tục thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; trong công tác phòng chống dịch bệnh cần giao cho một cán bộ phụ trách chung; ưu tiên phát triển các dịch vụ mà nhà nước không cấm; quan tâm phát triển hệ thống đường giao thông; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, có kế hoạch đưa xã Nghĩa Lợi ra khỏi xã 135.
Quang Thiều
Các tin khác
YBĐT - Đó là ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Phạm Duy Cường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, cùng lãnh đạo một số sở ban ngành liên quan, trong chuyến kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại huyện vùng cao Trạm Tấu, ngày 26/4/2013.
YBĐT - Ngày 26/4, Đoàn công tác của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Bùi Nguyên Súy - Phó Trưởng Ban Dân nguyện làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Yên Bái giám sát về việc tiếp công dân giải quyết khiếu nại tố cáo năm 2012 và quý 1 năm 2013.
YBĐT - Giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền thống đạo đức và lối sống cho học sinh hiện nay không chỉ dừng lại ở các chương, điều trong sách vở mà quan trọng là phải giáo dục bằng chiều sâu lịch sử... Đó là khẳng định của cô giáo Đỗ Thị Thanh Thủy – Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Quốc Việt, thành phố Yên Bái.
YBĐT - Đã gần 40 năm trôi qua kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, gác tay súng trở về với cuộc sống đời thường nhưng với những người lính sống trong một thời máu lửa ấy đó vẫn là những năm tháng không thể nào quên. Ông Nguyễn Hoàng Phương (tổ 34, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái) là một trong những người lính như thế.