Công điện Chính phủ về phòng chống cúm gia cầm
- Cập nhật: Thứ bảy, 4/5/2013 | 8:11:31 AM
Ở Việt Nam chưa phát hiện ca bệnh cúm A/H7N9 trên người cũng như gia cầm. Tuy nhiên, các dịch cúm (H5N1, H1N1 và H7N9) đang trở thành mối lo ngại chung bởi đặc thù độc tính cao, khả năng gây tử vong lớn. Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng, chống dịch cúm gia cầm.
Viện chăn nuôi chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm.
|
Trước tình hình diễn biến phức tạp của các dịch cúm trên, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu tỉnh ủy, ủy ban nhân dân và các lực lượng bộ đội biên phòng, công an, hải quan các tỉnh biên giới phải siết chặt quản lý, ngăn chặn triệt để việc vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới.
Đồng thời Phó Thủ tướng chỉ thị các cơ quan chức năng (sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố) cần tập trung mọi phương án đối phó, đặc biệt phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong phòng chống dịch bệnh.
Trong đó, khối bộ, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tiếp tục tăng cường giám sát dịch cúm gia cầm để khi phát hiện dịch phải nhanh chóng khoanh vùng, cách ly, thực hiện tiêu độc, khử trùng... Khối bộ, ngành y tế phải nhanh chóng rà soát lại phương án điều trị dịch cúm, chủ động đối phó với mọi trường hợp xảy ra, chuẩn bị phương tiện bảo hộ...
Đối với những hộ gia đình, người dân có đàn gia cầm chăn thả phải thực hiện triệt để theo hướng dẫn của ngành y tế, tiêm vắcxin cho gia cầm ngay khi trong vùng lân cận phát hiện có trường hợp dịch bệnh.
Còn phía người tiêu dùng cũng cần nâng cao cảnh giác và tuyệt đối không mua hàng thực phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Những người buôn bán, chủ lò giết mổ gia cầm, phải thực hiện quy định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không tiếp tay cho hành vi buôn lậu hàng không rõ xuất xứ, gián tiếp phát tán bệnh dịch, bởi hành vi này không những gây nguy hại cho người tiêu dùng mà còn nguy hiểm cho tính mạng của chính bản thân họ.
Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y nhấn mạnh, các loại dịch cúm ở gia cầm (H5N1, H1N1 và H7N9) là những loại cúm nguy hiểm, độc tính cao, có khả năng lây lan lớn và gây tử vong cao ở người. Vì thế “phòng bệnh hơn chữa bệnh,” người dân cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh như chăn nuôi đảm bảo an toàn, tuyệt đối không tiếp xúc, giết mổ gia cầm ốm, chết; nếu phát hiện gia cầm, chim yến ốm, chết phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương xử lý kịp thời.
Theo thống kê của Tổ chức giám sát dịch bệnh thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (Communicable Disease Surveillance & Response - CSR), thiệt hại về người do cúm H5N1 từ năm 2003 đến nay đã lên đến 371 người tử vong trên tổng số 622 người nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong lên đến 59,65%.
Riêng tại Việt Nam, có 61/123 ca nhiễm bệnh đã tử vong (tỷ lệ gần 50%).
(Theo TTXVN)
Các tin khác
YBĐT - Ngày 3/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã có buổi tiếp xúc với cử tri xã Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ) và xã Suối Bu (huyện Văn Chấn) để lấy ý kiến chuẩn bị cho kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa XIII.
YBĐT - Trong 2 ngày 2 - 3/5, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, do đồng chí Nguyễn Công Bình - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn, đã có cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIII tại xã Vân Hội, huyện Trấn Yên và xã Minh Xuân, huyện Lục Yên.
YBĐT - Nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống của cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2013), phóng viên YBĐT đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Trung Năng - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái về những nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới để thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh.
Theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 15/6/2013, người có công với cách mạng được hỗ trợ 20-40 triệu đồng để sửa chữa, xây mới nhà ở.