Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 47 lãnh đạo cao cấp

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/6/2013 | 1:50:35 PM

YBĐT - Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII, ngày 10/6, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân (HĐND) bầu hoặc phê chuẩn.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến - Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái (ngoài cùng bên phải) bỏ phiếu tín nhiệm 47 lãnh đạo cao cấp.
Đồng chí Đỗ Văn Chiến - Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái (ngoài cùng bên phải) bỏ phiếu tín nhiệm 47 lãnh đạo cao cấp.

Đây là lần đầu tiên của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Trong phiên họp toàn thể tại hội trường, trước khi Quốc hội biểu quyết danh sách, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng báo cáo một số vấn đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân (HĐND) bầu hoặc phê chuẩn. Sau đó, Quốc hội sẽ thảo luận ở đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Tổng số người giữ chức danh thuộc diện được lấy phiếu tín nhiệm là 49. Tuy nhiên, do Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn và Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng là hai vị trí mới được bầu nên không thuộc diện phải lấy phiếu tín nhiệm lần này. Theo đó, có 47 đang giữ chức danh được lấy phiếu tín nhiệm. Tham gia biểu quyết danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm có tất cả 483 đại biểu Quốc hội. Số đại biểu tán thành với danh sách 47 người đang giữ chức danh là 476 người (chiếm 95,58%); không tán thành là 6 (chiếm 1,2%); không biểu quyết là 1 (chiếm 0,2%).

Cùng ngày, Quốc hội sẽ họp phiên toàn thể tại hội trường để tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn và nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Nguyễn Thị Nương trình bày báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở đoàn và báo cáo về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm và người được lấy phiếu tín nhiệm. Quốc hội bầu Ban kiểm phiếu và tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.

Quy trình lấy phiếu tín nhiệm sẽ được công khai, sau khi có kết quả lấy phiếu tín nhiệm, ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu đối với người được lấy phiếu tín nhiệm.Việc công bố sẽ theo 3 mức độ tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn được cử tri, đại biểu đánh giá tín nhiệm cao nhiều thì  là người hoàn thành tốt nhiệm vụ. Còn tín nhiệm thì là hoàn thành nhiệm vụ, chỉ trừ trường hợp người nào nhiều phiếu tín nhiệm thấp quá thì mới đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ.

Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn là sự đổi mới quan trọng trong đời sống chính trị đất nước nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật, đề cao quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc thực hiện quyền giám sát của Quốc hội đối với những cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước.

Dự kiến, trong sáng Thứ Ba (11/6), Ban Kiểm phiếu sẽ công bố kết quả kiểm phiếu. Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.

* Danh sách 47 đại biểu lãnh đạo cao cấp được bỏ phiếu lấy tín nhiệm

Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước

Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội

Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng

***

Bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước

Ông Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao

Ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

***

Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội

Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Quốc hội

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch Quốc hội

Bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội

Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội.

Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội

Ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội

Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội

Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội

Ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội

Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội

Bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội

Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc

Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội

***

Ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng

Ông Nguyễn Xuân Phúc Phó thủ tướng

Ông Hoàng Trung Hải, Phó thủ tướng

Ông Vũ Văn Ninh, Phó thủ tướng

Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an.

Ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng

Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ông Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Nội vụ

Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội

Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Tư pháp

Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Xây dựng

Ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công Thương

Ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo

Ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao

Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ông Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ

Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông

Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế

Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ

Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư

Ông Vương Đình Huệ vừa được Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính để đảm nhiệm nhiệm vụ khác (có đủ thời gian, nhưng không còn chức danh) nên được lấy phiếu ở tổ chức mới là tổ chức của Đảng.

Ông Đinh Tiến Dũng vừa được Quốc hội bầu làm bộ trưởng bộ tài chính có thời gian làm Tổng kiểm toán Nhà nước từ đầu nhiệm kỳ nhưng chức bộ trưởng Bộ Tài chính mới được mấy ngày nên chưa đủ thời gian để đánh giá, còn chức danh Tổng kiểm toán đã được QH miễn nhiệm.

Ông Nguyễn Hữu Vạn mới được bầu làm Tổng kiểm toán Nhà nước tại kỳ họp này, chức danh đã có nhưng thời gian để đánh giá chỉ có 2 tuần nên không lấy phiếu tín nhiệm.

Vì vậy, theo quy định đề nghị Quốc hội cho phép không để những vị này vào danh sách được lấy phiếu tín nhiệm.

(Theo TPO)

Đức Toàn

Các tin khác

YBĐT - Sau hai năm triển khai Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã tạo sự chuyển biến mọi mặt tại Đảng bộ Mù Cang Chải.

Hoạt động bầu cử tại Quốc hội.

Sáng nay (10.6), Quốc hội sẽ có một phiên họp lịch sử, để lần đầu tiên sau gần 70 năm, tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

YBĐT - Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ V, ngày 7, 8/6, Quốc hội nghe Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát về việc thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006 – 2012/ Ngày 7/6, đồng chí Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp đại diện Công ty TNHH Daeseung (Hàn Quốc) để trao đổi những thông tin cần thiết chuẩn bị cho việc xây dựng Nhà máy may xuất khẩu tại Yên Bái.

Ông Dương Văn Thống - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái thảo luận ở tổ.

YBĐT - Thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Dương Văn Thống cho rằng cần khắc phục tình trạng khen thưởng tràn lan, dẫn đến không tạo được động lực để thúc đẩy các phong trào thi đua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục