Phạt đến 100 triệu nếu vi phạm trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/8/2013 | 1:53:51 PM

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 93/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải (GTHH), đường thủy nội địa (ĐTNĐ).

Theo đó, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTHH, ĐTNĐ phải chịu một trong các hình thức xử phạt như cảnh cáo, phạt tiền, hoặc áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 1 - 24 tháng (không áp dụng với người nước ngoài); đình chỉ hoạt động từ 1 - 24 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả mà mình gây ra.

Cụ thể: phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi tự ý đặt tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước; phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng đối với hành vi cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng khi chưa có văn bản chấp thuận của bên cho thuê; phạt từ 80 - 100 triệu đồng đối với hành vi bên thuê lại cho thuê kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được thuê và buộc phải nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm…

Các vi phạm quy định về bảo đảm an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi xây dựng hoặc cải tạo, nâng cấp cảng biển… ảnh hưởng đến an toàn hàng hải có thể bị phạt từ 5 - 80 triệu đồng. Cụ thể: phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng nếu trang thiết bị cứu sinh không phù hợp theo quy định; không lắp đặt đầy đủ báo hiệu theo quy định hoặc báo hiệu sai lệch khu vực đang thi công; gây cản trở GTHH; đổ vật liệu thi công xuống vùng nước cảng biển.

Vi phạm quy định về phòng, chống cháy nổ tại cảng biển bị phạt tiền từ 1 - 20 triệu đồng; vi phạm quy định về bảo vệ môi trường do hoạt động khai thác cảng biển sẽ bị phạt từ 3 - 100 triệu đồng và bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

Nghị định còn quy định cụ thể các mức phạt đối với các vi phạm về quy định đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền và bố trí thuyền viên, sử dụng chứng chỉ chuyên môn, số thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên; quy định về hoa tiêu hàng hải...

Nghị định 93/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2013.

(Theo CAND)

Các tin khác
Nhóm hàng xuất khẩu tăng nhiều nhất là nhóm công nghiệp và khoáng sản tăng gấp 2,6 lần so cùng kỳ.

Trong 4 tháng đầu năm, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 125,49 triệu USD, tăng 30% so cùng kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý: Không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương.

Đã có gần 6.000 cơ sở kinh doanh vàng xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Đã có 5.835 cơ sở kinh doanh vàng, bạc thực hiện áp dụng và sử dụng trên 1,065 triệu hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Tuy nhiên, với lĩnh vực gia công vàng bạc có một số trường hợp người mua hàng không lấy hóa đơn dẫn đến cơ quan thuế khó khăn trong việc kiểm soát giao dịch.

Các ngân hàng thương mại phải công khai minh bạch lãi suất cho vay và huy động. Ảnh minh hoạ

Ngân hàng Nhà nước đang xem xét việc nghiêm cấm các tổ chức tín dụng "lách" khuyến mại ẩn dưới mọi hình thức không đúng quy định khi người dân gửi tiết kiệm tiền VND.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục