Đề án giao đất, giao rừng: Những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/9/2013 | 9:02:35 AM

YBĐT - Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2012 - 2015 (gọi tắt là Đề án giao đất, giao rừng) là một chủ trương lớn của tỉnh, là đòn bẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp ở nông thôn. Tuy nhiên, sau một năm triển khai, Đề án đang gặp phải những “rào cản”.

Cán bộ kiểm lâm tuyên truyền người dân thực hiện Đề án giao đất, giao rừng.
Cán bộ kiểm lâm tuyên truyền người dân thực hiện Đề án giao đất, giao rừng.

Năm 2012, tỉnh Yên Bái thực hiện Đề án giao đất, giao rừng với mục tiêu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành việc giao rừng cho thuê rừng gắn với giao đất cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất rừng được chuyển từ diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất và diện tích đất lâm nghiệp của các lâm trường quốc doanh sau khi chuyển đổi bàn giao cho Ban quản lý 661 quản lý, đảm bảo sau khi thực hiện Đề án, cơ bản người dân sinh sống ở vùng rừng núi có đất sản xuất, các diện tích rừng đều có chủ và các chủ rừng yên tâm đầu tư và phát triển sản xuất, nâng cao mức thu nhập từ rừng, góp phần cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo. Đề án là một chủ trương lớn, được coi là chìa khoá để kinh tế lâm nghiệp phát triển bền vững, đã nhận được sự đồng thuận cao và sự vào cuộc của các cấp, các ngành.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau một năm thực hiện Đề án, đến nay, 4 huyện đã hoàn thành công tác rà soát thực trạng công tác quản lý rừng, đất lâm nghiệp gồm Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình với tổng diện tích 68.540ha. ở cấp huyện, 9/9 huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành Đề án giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện, đã thông qua HĐND huyện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành liên quan đã thẩm định xong và trình UBND tỉnh phê duyệt.

Ở các huyện cũng đã có 11 xã xây dựng được phương án giao đất, giao rừng. UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành khảo sát, xây dựng được khung giá các loại rừng trên địa bàn toàn tỉnh. Đến nay, Ban chỉ đạo Đề án đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã cơ bản xác định được quỹ đất rừng dự kiến cho 3 doanh nghiệp thuê với diện tích 12.000ha. Riêng đối với 2 xã điểm Y Can (Trấn Yên) và Vũ Linh (Yên Bình) đã xây dựng xong phương án giao rừng cho thuê rừng và hạn mức giao đất sản xuất lâm nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện Đề án đang gặp phải những khó khăn cần tháo gỡ.  Đó là, việc quản lý nhà nước về quản lý quy hoạch đất sản xuất lâm nghiệp còn nhiều lỗ hổng, đất đai bị người dân lấn chiếm nhiều. Diện tích rừng từ các lâm trường bàn giao cho địa phương quản lý đã để cho người dân lấn chiếm đến nay khó thực hiện việc xử lý tài sản trên đất để giao lại hoặc cho thuê. Cụ thể, qua rà soát 68.540ha rừng, đất rừng tại 4 huyện Yên Bình, Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn cho thấy: Hiện trạng rừng thay đổi giữa hồ sơ quản lý của nhà nước so thực tế sau khi rà soát lên tới 31.000ha, chiếm tới 45,8%. 

Nhiều diện tích đất rừng ít xung yếu chuyển sang rừng sản xuất sau khi điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, diện tích đất rừng từ các lâm trường sau khi chuyển đổi bàn giao cho địa phương quản lý bị người dân lấn chiếm, một phần các huyện đã cấp sổ đỏ cho người dân. Diện tích đất trống 16.000ha dự kiến cho thuê đất để trồng rừng sau khi rà soát đã giảm so với dự kiến vì diện tích này người dân địa phương đã trồng rừng vào đó dẫn đến khó cho việc thỏa hiệp xử lý tài sản trên đất để tiến hành cho thuê theo quy định. Diện tích dự kiến cho thuê, sau khi đoàn công tác cùng với các doanh nghiệp khảo sát tại thực địa một số nơi, người dân đã tranh thủ lợi dụng lấn chiếm.

Đơn cử như tại xã điểm Y Can, trong tổng số trên 2.890ha đất lâm nghiệp thì có 2.018,5ha đất do Lâm trường Việt Hưng bàn giao cho Ban quản lý 661 huyện quản lý. Đề án của tỉnh và quyết định phân bổ vốn năm 2013 xác định mục tiêu giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất sản xuất lâm nghiệp số diện tích do Lâm trường Việt Hưng bàn giao cho Ban quản lý 611.

Tuy nhiên, sau khi rà soát diện tích thực tế cho thấy số liệu bàn giao hồ sơ của Lâm trường giao cho Ban quản lý 661 không chính xác, cùng với đó hiện trạng rừng cũng khác xa so với thực tế, nhiều diện tích rừng trước đây Lâm trường không sử dụng hết cho dân mượn giờ người dân đã trồng quế, keo, bồ đề nên thực tế phương án được duyệt đang triển khai thực hiện giao đất cho thuê đất theo quy định đất đai chỉ bằng 73,38% so với số liệu của Đề án.

Ngoài ra, diện tích đất rừng dự kiến cho thuê nhiều chỗ không tập trung, xen kẽ với đất đã giao cho người dân cũng là vấn đề khó khăn cho các tổ chức, doanh nghiệp xin thuê đất để trồng và bảo vệ rừng. Việc phân chia và lập phương án giao rừng, cho thuê rừng cũng gặp khó khăn do diện tích rừng ở vị trí thuận lợi gần nhà, gần đường giao thông và rừng có trữ lượng lớn thì người dân tranh nhau xin nhận.

Để đẩy nhanh thực hiện Đề án, trong thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng vận động nhân dân thực hiện Đề án; cần chỉ rõ những khó khăn đang mắc phải tại từng địa phương, trên cơ sở đó đưa ra các hướng giải quyết để các ngành chức năng vào cuộc, tháo gỡ và đưa ra hướng dẫn cụ thể cho từng địa phương.

Các sở, ngành liên quan cùng với huyện Yên Bình, Trấn Yên giám sát chỉ đạo hai xã Vũ Linh và Y Can hoàn thiện phương án giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kế hoạch và tiến hành sơ kết rút kinh nghiệm việc thực hiện Đề án để triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.

Bên cạnh đó, các địa phương cần tích cực vào cuộc hơn nữa đẩy nhanh tiến độ Đề án, tránh tình trạng sợ trách nhiệm, tư tưởng chờ, nghe ngóng địa phương khác làm xong mới thực hiện.

Văn Thông

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Chiều 17/5, đồng chí Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025.

Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc đem lại thu nhập cao cho các hộ dân thôn São, xã Tân Lập.

Những ngày này, các hộ trồng dưa ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên đang vào vụ thu hoạch chính với các sản phẩm: dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa hấu…. Qua nhiều vụ trồng, các giống dưa đã khẳng định phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trình độ canh tác của người dân nơi đây. Đặc biệt, sản phẩm được nhiều người biết tới do các hộ dân áp dụng quy trình sản xuất "sạch".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục