Việt Nam nhập siêu hơn 2 tỷ USD từ các nước ASEAN

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/10/2013 | 7:58:40 AM

Trong khi cả nước xuất siêu 13 triệu USD trong 9 tháng đầu năm thì trong mối quan hệ thương mại với các thành viên ASEAN khác, Việt Nam lại nhập siêu 2,13 tỷ USD, chiếm 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này.

Trong mối quan hệ thương mại với cộng đồng các nước ASEAN, Việt Nam thường xuyên ở tình trạng nhập siêu.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2013, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa trị giá gần 1,53 tỷ USD sang thị trường các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Con số này giảm 4,3% so với tháng 8.

Như vậy, tính chung 9 tháng tính từ đầu năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa sang và các quốc gia thành viên ASEAN đạt 13,72 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2012.


Ở chiều ngược lại, trong tháng 9, cả nước đã nhập khẩu 1,8 tỷ USD các hàng hóa có xuất xứ từ các nước ASEAN. Qua đó, đưa tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ ASEAN từ đầu năm đến hết tháng 9 lên đến 15,85 tỷ USD, tăng nhẹ 2,6% so với kết quả thực hiện của cùng thời gian một năm về trước.

Như vậy, với kết quả xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong 9 tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên ASEAN ở trạng thái thâm hụt (nhập siêu) 2,13 tỷ USD, chiếm 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN.

Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với các thành viên ASEAN đạt 29,57 tỷ USD, chiếm 15,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các cả nước trong 9 tháng đầu năm 2013.


Số liệu Hải quan cũng ghi nhận, Malaysia là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2013. Những đối tác thương mại tiếp theo trong ASEAN là Thái Lan, Singapore, Indonesia, Campuchia, Philippin, Lào, Brunây và cuối cùng là Myanmar.

Trong 9 tháng đầu năm, cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư 13 triệu USD.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục