Yên Bái tăng cường quản lý thị trường cuối năm

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/10/2013 | 10:00:25 AM

YBĐT - Đã thành thông lệ, từ cuối tháng 10 mỗi năm, thị trường hàng hóa trở nên sôi động hơn, đặc biệt là các mặt hàng: bánh kẹo, rượu bia, thuốc lá, dầu hỏa, muối và các mặt hàng lương thực, thực phẩm, may mặc… Thị trường sôi động cũng là cơ hội cho các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng lậu len lỏi, trà trộn nhiều hơn.

Nói như vậy không có nghĩa là chỉ cuối năm, tình trạng gian lận thương mại mới bùng phát mà liên tục những tháng trong năm, các ngành chức năng đã liên tục phát hiện các cơ sở kinh doanh, vận chuyển hàng hóa kém chất lượng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đặc biệt tại các chợ trung tâm thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, các mặt hàng kém chất lượng, hàng giả đã được các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, thu giữ và nhắc nhở các hộ kinh doanh.

Chín tháng đầu năm 2013, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý 920 vụ, phạt hành chính trên 1.330 triệu đồng, bán hàng tịch thu 1.315 triệu đồng, tiêu hủy hàng hóa trị giá gần 500 triệu đồng; thu giữ nhiều súng, kiếm nhựa, bánh kẹo hết hạn sử dụng, phụ tùng ô tô, các sản phẩm đồ điện không rõ xuất xứ và vi phạm kiểu dáng công nghiệp.

Ngày 5/8, Đội Quản lý thị trường Chống hàng giả và các ngành chức năng kiểm tra Siêu thị Starmart và Chi nhánh Công ty cổ phần Thế giới di động tại Yên Bái đã phát hiện 2 đơn vị này vi phạm các quy định về quản lý Nhà nước trong hoạt động xúc tiến thương mại và tiến hành xử phạt mỗi đơn vị 5 triệu đồng.

Ông Nguyễn Đình Bàn - Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái cho biết: “Nhìn chung, tình hình giá cả thị trường trên địa bàn tương đối ổn định, một số nhóm hàng công nghệ phẩm và rau quả tăng từ 5% - 10%. Qua kiểm tra cho thấy, tình hình vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, không dán nhãn hàng hóa vẫn còn xảy ra, tập trung ở nhóm hàng: công nghệ thực phẩm, hóa mỹ phẩm, đồ điện gia dụng, quần áo, phụ tùng ô tô, đồ điện gia dụng...”.

Thực tế còn không ít hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng lậu... vẫn bày bán và "qua mắt" được các cơ quan chức năng. Đặc biệt, việc ghi nhãn mác hàng hóa và niêm yết giá bán, hàng lậu, hàng giả, hàng nhái chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ hai phía: người kinh doanh và khách hàng. Trong các phiên chợ quê, các sạp hàng hóa ở vùng nông thôn vẫn tràn lan hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa không có xuất xứ, hóa đơn, hàng nhái...

Chống buôn lậu, gian lận thương mại luôn là công việc cam go và lâu dài. Các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi để che mắt nhà quản lý. Họ dùng phương tiện vận chuyển hiện đại, thậm chí dùng biển số xe công vụ, biển số giả để vận chuyển. Khi có lực lượng kiểm tra, họ cất hàng và sau đó lại bày bán.

Bên cạnh đó, hàng giả, hàng nhái được làm khá tinh vi, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường và cảm quan cũng rất khó phát hiện, gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát. Không chỉ  vậy, các chủ hàng còn có cả một hệ thống "vệ tinh" nắm bắt hoạt động của cơ quan chức năng; khi bị phát hiện thì dùng tiền hối lộ, mua chuộc, còn không được thì đe dọa, xúc phạm, lăng mạ…

Vì quyền lợi của người tiêu dùng và sự lành mạnh của thị trường, đặc biệt vào dịp cuối năm, ngành công thương, nòng cốt là lực lượng quản lý thị trường cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát trên các trục đường chính, trung tâm buôn bán, các điểm kinh doanh dịch vụ để phát hiện, thu giữ, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực thương mại. Một vấn đề nữa là khi đi mua hàng, người tiêu dùng phải xem rõ xuất xứ hàng hóa, nhãn mác và chỉ mua những hàng hóa có thương hiệu, không nên ham rẻ mà mua những mặt hàng không có xuất xứ, nguồn gốc.

Thanh Phúc

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục