Văn Lãng: Không để hóp lấn lúa

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/11/2013 | 2:45:45 PM

YBĐT - Bước sang tháng 11, đã hết mùa măng mọc, những người nông dân xã Văn Lãng (huyện Yên Bình) lại bắt tay vào thu hoạch hóp. Cây hóp đã cắm rễ ở đây lâu. Loại cây trước vốn chỉ được trồng để giữ đất này vài năm nay bỗng nhiên trở nên có giá. Người nọ nhìn người kia, hầu như nơi nào có đủ điều kiện cho giống cây sinh trưởng đều trồng.

Văn Lãng hiện có khoảng 100 ha hóp.
Văn Lãng hiện có khoảng 100 ha hóp.

Từ những bờ búi nhỏ ven sông suối, ven bờ ruộng nay đã phát triển thành hàng trăm ha. Lợi nhuận xưa nay vẫn luôn là điều hấp dẫn. Giá bán ngày một cao, thân một cây hóp hiện nay có giá khoảng 25.000 đồng, cành, ngọn đều  được tận thu bán cho nhà máy chế biến bột giấy. Tính ra một cây hóp cho thu gần 40.000 đồng, hiệu quả hơn nhiều so với các loại cây trồng khác.

Đất soi bãi, mỗi mùa nước lên đều ngập, đem theo phù sa bồi đắp rất thích hợp với loại cây này. Rồi đất bờ bãi ven suối, ven ngòi, chân đồi nay đều được tận dụng đã thành chỗ cho hóp phát triển. Trồng xuống, không cần chăm sóc nhiều, từ ba tới năm năm đã có thể cho thu hoạch. Tới mùa thu hoạch, thương lái mang ô tô đến tận xã thu gom vận chuyển về xuôi.

Dải đất ven suối trước kia bỏ không, rất lãng phí, trồng cây gì cũng không hiệu quả, bắt tay vào trồng hóp vài năm nay, bà Vũ Thị Lan (thôn 6) cho biết: "Gia đình tôi có khoảng 1.000 búi được 5 năm tuổi. Loại cây này dễ trồng, cho thu nhập tốt, mỗi năm nhà tôi cũng thu được 30 triệu đồng từ cây hóp, cao hơn trồng lúa, loại cây này rất dễ sống, đặc biệt ưa những chỗ đất ẩm".

Chỉ từ một vài gia đình đến nay đã có khoảng 200 hộ trồng hóp, có những hộ thu nhập tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Nhiều gia đình ở đây được gọi là triệu phú hóp, những ngôi nhà mới, xe máy, tiện nghi đều từ cây hóp mà ra. Không thể phủ nhận hiệu quả kinh tế mà loại cây này mang lại, đặc biệt trên những loại đất soi bãi, đất canh tác kém hiệu quả, mở ra một hướng đi mới trong chuyển đổi cây trồng.

Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây, hiện nay, do thấy hiệu quả nên nhiều người dân đang chuyển đổi sai mục đích đất từ đất nông nghiệp sang trồng hóp. Theo báo cáo của chính quyền địa phương, thống kê diện tích đất sử dụng sai mục đích, đất lúa trồng tre hóp  là 16.977m2, đất màu trồng tre hóp là 17.378m2.

Ông Hoàng Đình Dũng - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Xã khuyến khích các hộ còn đất vườn tạp, đất soi bãi sẽ tiếp tục phát triển loại cây trồng này. Còn đối với những hộ trồng sai mục đích, không phù hợp, không đúng mục đích sử dụng đất, chính quyền địa phương sẽ kiên quyết yêu cầu phá bỏ, đó là những hộ trồng trong năm 2011-2012".

Có thể thấy trước mắt, loại cây trồng này đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt đối với những vùng đất canh tác nông nghiệp không hiệu quả. Tuy nhiên, việc đầu ra tiêu thụ còn phụ thuộc nhiều vào thương lái, khi mà chính người dân cũng không biết sản phẩm mình làm ra được thu mua đi đâu và  làm gì thì chưa hẳn đã là một hướng đi ổn định.

Cho đến hôm nay, vẫn còn nhiều bài học về chuyển đổi cây trồng không phù hợp, chạy theo phong trào, mà người chịu thiệt là nông dân. Vì vậy, cần có quy hoạch phù hợp trong việc chuyển đổi cây trồng, đồng thời có biện pháp xử lý những trường hợp sử dụng sai mục đích để không làm ảnh hưởng đến diện tích đất trồng lúa.

Hồng Khanh

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Chiều 17/5, đồng chí Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025.

Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc đem lại thu nhập cao cho các hộ dân thôn São, xã Tân Lập.

Những ngày này, các hộ trồng dưa ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên đang vào vụ thu hoạch chính với các sản phẩm: dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa hấu…. Qua nhiều vụ trồng, các giống dưa đã khẳng định phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trình độ canh tác của người dân nơi đây. Đặc biệt, sản phẩm được nhiều người biết tới do các hộ dân áp dụng quy trình sản xuất "sạch".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục