“Bà đỡ” cho nông dân

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/11/2013 | 2:52:01 PM

YBĐT - Thời gian qua, Hội Nông dân thành phố Yên Bái đã thực hiện nhiều giải pháp giúp đỡ hội viên, trong đó có việc phối hợp tổ chức đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tín chấp cho hội viên vay vốn đầu tư phát triển kinh tế vươn lên xóa nghèo, làm giàu chính đáng; từng bước nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.

Dây chuyền chế biến gỗ của gia đình hội viên Nguyễn Văn Thơ ở xã Phúc Lộc.
Dây chuyền chế biến gỗ của gia đình hội viên Nguyễn Văn Thơ ở xã Phúc Lộc.

Cũng như nhiều hộ của xã Phúc Lộc, từ vụ đông năm 2012, thông qua Hội Nông dân, gia đình bà Hà Thị Nam - Chi hội Nông dân thôn 4 được tuyên tuyền, vận động đưa giống cây bí Đồng tiền vàng hay còn gọi là bí Cô tiên vào trồng lấy quả và đã mạnh dạn đăng ký trồng gần 2 sào. Khi tham gia mô hình, bà được cán bộ hội và cán bộ khuyến nông viên hướng dẫn tận tình về cách chăm sóc.

Bà cho biết: “Trồng loại cây này mang lại lợi ích kinh tế cao, bí có thể bán cả quả non, quả già, bán ngọn và đang được thị trường ưa chuộng. Quả bí khi chế biến làm thức ăn rất ngọt, dẻo, ngọn bí cũng giòn. Một héc-ta bí trong vòng 4 tháng có thể cho thu gần 50 triệu đồng, gấp gần 2,5 lần so với các loại cây vụ đông khác lại không tốn nhiều công chăm sóc”.

Thấy được hiệu quả của cây bí Đồng tiền vàng, năm 2013, gia đình bà lại là một trong 36 hộ của xã đưa cây bí vào trồng trong vụ đông với tổng diện tích cả xã là 4ha. Còn hộ hội viên Nguyễn Văn Thơ - Chi hội Nông dân thôn 3 cùng với nguồn vốn tự có, gia đình đã được vay 30 triệu đồng thông qua tổ chức hội để đầu tư mở xưởng gỗ bóc.

Đến nay, xưởng gỗ mỗi năm đạt doanh thu vài tỷ đồng, lợi nhuận gần 100 triệu đồng đồng thời giải quyết việc làm cho 15 lao động địa phương với mức lương trung bình trên 2,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, gia đình còn được tham gia các lớp tập huấn về sản xuất kinh doanh, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.

Theo ông, khó khăn lớn nhất hiện nay là vốn để quay vòng. Vì vậy, ông mong muốn thông qua tổ chức hội và các chương trình dự án được vay thêm vốn đầu tư phát triển sản xuất. Nhờ tích cực tuyên truyền, hỗ trợ hội viên trong ứng dụng,  chuyển giao khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt và tín chấp với ngân hàng cho hội viên vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh đã xuất hiện ngày càng nhiều hội viên đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. 

Đối với Nam Cường, Hội Nông dân xã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ của tỉnh, thành phố trong sản xuất nông nghiệp và phối hợp mở các lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật đến hội viên.

Điển hình như hội viên Trần Văn Lụa - Chi hội thôn Đồng Phú nhờ thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn nuôi trồng thủy sản nên đã có thêm kiến thức nuôi thả cá trên diện tích 2ha mặt nước. Năm 2012, gia đình đã đầu tư trên 80 triệu đồng để mua cá giống, trong đó chủ yếu là rô phi đơn tính, chim trắng, trắm. Chăn nuôi theo kiểu bán công nghiệp, ông đã xuất bán gần 20 tấn cá thịt với doanh thu trên 500 triệu đồng, lợi nhuận thu về gần 100 triệu đồng.

Tuy nhiên, chăn nuôi theo kiểu bán công nghiệp nên đầu tư thức ăn lớn lại đắt nên lợi nhuận thấp và cũng không được thị trường ưa chuộng. Năm nay, ngoài tiếp tục nuôi 500 con cá trắm đen thả từ năm trước, ông đã đầu tư thêm cá lăng, cá nheo, mỗi loại 500 con và cho cá ăn bằng những thức ăn truyền thống như cá con, ốc…

Trên địa bàn xã cũng xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi quy mô lớn và các mô hình kinh tế tổng hợp do hội viên nông dân làm chủ. Ngay như ông Nguyễn Đức Hải là cán bộ Hội Nông dân xã đã gương mẫu đi đầu phát triển kinh tế.

Với nguồn vốn vay thông qua tổ chức hội lại được tập huấn, đào tạo nghề trên lĩnh vực nông nghiệp, ông đã đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình tổng hợp gồm chăn nuôi lợn, gà, cá; trồng rừng và buôn bán nhỏ. Trong đó, diện tích nuôi thả cá 2,75ha, trồng 1,5ha đồi rừng, mỗi năm xuất chuồng 3 tấn lợn. Đời sống gia đình ngày càng được cải thiện, không chỉ phát triển kinh tế cho mình mà ông còn tuyên truyền, hướng dẫn cho nhiều hộ trong xã làm theo.

Phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn thành phố Yên Bái ngày càng phát triển và thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia. Năm 2013, Hội Nông dân thành phố đã triển khai cho 3.500 hội viên ở các chi hội đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Để hỗ trợ hội viên, Hội đã phối hợp mở 13 lớp dạy nghề ngắn hạn trên lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp cho 390 hội viên; tổ chức tập huấn 46 lớp và nhóm hộ cho trên 1.300 hội viên về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; tuyên truyền, hướng dẫn hội viên xây dựng 64 dự án chăn nuôi quy mô lớn có sự hỗ trợ của tỉnh và thành phố; đứng ra tín chấp cho hội viên vay trên 2,2 tỷ đồng đầu tư phát triển sản xuất.

Ngoài ra, có 20 hộ hội viên nông dân sản xuất miến đao thuộc xã Phúc Lộc và Giới Phiên còn được vay 600 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Ông Phạm Hồng Thái - Phó chủ tịch Hội Nông dân thành phố Yên Bái khẳng định: “Hội Nông dân thành phố Yên Bái đang thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ nhằm tạo thêm động lực giúp hội viên phát triển kinh tế. Phấn đấu đến cuối năm, có 4.000 hội viên được tập huấn khoa học kỹ thuật, mở 21 lớp đào tạo nghề và 120 hộ hội viên thoát nghèo bền vững. Đồng thời là tăng cường kiểm tra, đôn đốc các dự án của Hội Nông dân đã được triển khai thực hiện; nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi gắn với thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2013 của thành phố, góp phần tích cực xóa nghèo và xây dựng nông thôn mới của địa phương”.

Minh Chín - Thanh Nghị

Các tin khác
Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng lần thứ 7. Ảnh minh họa.

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.

Sản phẩm chè Shan tuyết của HTX Suối Giàng được sản xuất đúng quy trình cho chất lượng cao.

Phát huy lợi thế địa phương, một hợp tác xã đến 90% thành viên là người dân tộc Mông đã biết khai thác, chế biến để vừa nâng cao giá trị sản phẩm Shan tuyết chè cổ thụ vừa nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, trở thành điểm sáng trong khu vực kinh tế tập thể của tỉnh Yên Bái. Đó là Hợp tác xã (HTX) Suối Giàng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

Lãnh đạo xã Hán Đà trao đổi với nhân dân về phát triển mô hình kinh tế nông lâm nghiệp.

Để từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Hán Đà, huyện Yên Bình tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, vận động nhân dân đa dạng hóa các loại hình phát triển kinh tế tạo việc làm, nâng cao thu nhập; qua đó, hình thành các vùng phát triển kinh tế chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Giá xăng dự báo được điều chỉnh giảm trong kỳ điều hành ngày mai (16/5).

Theo thông lệ, ngày mai 16/5, giá xăng dầu bán lẻ trong nước bước vào kỳ điều hành mới với dự báo có nhiều thay đổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục