Quy định về phân loại nợ và cam kết ngoại bảng của VDB
- Cập nhật: Thứ tư, 4/12/2013 | 8:25:05 AM
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 24/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có (gọi tắt là nợ) và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
Theo Ngân hàng Nhà nước, nợ phải được phân loại quy định tại Thông tư này gồm: 1- Cho vay đầu tư phát triển, cho vay xuất khẩu trừ các khoản sau: Nợ cho vay từ ODA; các khoản nợ nhận bàn giao từ các tổ chức tiền thân trước khi thành lập VDB; các khoản nợ cho vay mà nguồn trả nợ từ ngân sách Trung ương hoặc địa phương; các khoản nợ đối với các dự án điện, tái định cư, đường dây theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh; các khoản nợ cho vay để tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh; nợ cho vay theo Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước; nợ cho vay các dự án hạ tầng cơ sở (dự án đường cao tốc) theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh; 2- Ủy thác cho vay xuất khẩu; 3- Cho vay khác; 4- Các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng, trừ các khoản Chính phủ trả thay theo cam kết ngoại bảng.
Theo Thông tư, các khoản bảo lãnh vay vốn ngân hàng thương mại (gọi tắt là cam kết ngoại bảng) phải được phân loại theo quy định để quản lý, giám sát chất lượng hoạt động cấp tín dụng của VDB, trừ các khoản bảo lãnh cho khách hàng vay vốn ngân hàng thương mại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Thông tư quy định, VDB phải có biện pháp và thường xuyên thực hiện việc thu thập thông tin, số liệu về khách hàng để theo dõi, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và có biện pháp quản lý rủi ro, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp; thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định.
VDB phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý số liệu, thông tin khách hàng, quản trị rủi ro, thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng trong toàn hệ thống. Đồng thời, VDB phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay.
Về thời điểm phân loại nợ và cam kết ngoại bảng, ít nhất mỗi quý một lần, trong 15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên mỗi quý, VDB phải thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước theo quy định.
Riêng đối với quý cuối cùng của kỳ kế toán năm, trong 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng cuối cùng, VDB thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng thứ hai quý cuối cùng của kỳ kế toán. Ngoài ra, VDB thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/1/2014.
Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nhiệm vụ: Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định của Chính phủ; thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định; nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với các tổ chức uỷ thác; ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam…
(Theo Chinhphu)
Các tin khác
Đó là một trong những nội dung của Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số giải pháp thực hiện ngân sách nhà nước theo Nghị quyết của Quốc hội mà Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ.
YBĐT - Ngày 13/8/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 129/2013/NĐ-CP hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) lĩnh vực thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
YBĐT - Đã gần hết năm 2013, thế nhưng các doanh nghiệp, công ty sử dụng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) mới nộp vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) Yên Bái chưa đầy 14 tỷ đồng, còn nợ trên 16 tỷ đồng. Thậm chí, một số doanh nghiệp chưa trả khoản tiền này từ năm 2011 và năm 2012 với số tiền trên 7,2 tỷ đồng.
Sáng nay 3.12, giá vàng miếng SJC giảm 220.000 đồng/lượng so với chiều qua, mua - bán ở mức 35,13 - 35,23 triệu đồng/lượng.