Văn Chấn hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/1/2014 | 1:41:33 PM

YBĐT - Có thế mạnh về đất đai, những năm qua, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, sản lượng cây trồng của Văn Chấn (Yên Bái) đã nâng cao. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện đang đi vào chiều sâu và hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.

Vùng sản xuất chuyên canh cây rau màu thôn Bản Chanh, xã Phù Nham.
Vùng sản xuất chuyên canh cây rau màu thôn Bản Chanh, xã Phù Nham.

Huyện Văn Chấn đang tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh và thâm canh, hình thành rõ nét các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, tăng giá trị sản phẩm trên 1ha đất canh tác.

Để đạt được mục tiêu, Văn Chấn xây dựng các vùng sản xuất áp dụng triệt để tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất. Vì vậy, năm 2013, tổng sản lượng lương thực có hạt của huyện đạt trên 61.000 tấn, tăng trên 1.000 tấn so với năm 2012. Trong đó, diện tích lúa cả năm đạt gần 8.100ha, năng suất 52,5 tạ/ha, sản lượng thóc gần 42.500 tấn; diện tích ngô cả năm 5.654ha, năng suất gần 33 tạ/ha.

Tại các xã vùng cao và thượng huyện đã đầu tư thâm canh, chăm sóc diện tích lúa 2 vụ, đảm bảo tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Huyện đẩy mạnh tăng từ 1 vụ lên 2 vụ ở vùng cao đạt 782ha, trong đó chủ yếu là cây lúa, trồng ngô xuân; tăng từ 2 vụ lên 3 vụ ở vùng thấp đạt 2.511ha, tăng 150ha so với năm 2012, trong đó diện tích gieo trồng cây vụ đông 2.310ha, diện tích cá ruộng vụ đông 210ha.

Bên cạnh đó, Văn Chấn cũng tập trung phát triển, hình thành các vùng chuyên canh cây rau màu; vận động nhân dân tăng hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích cây trồng vụ 3 trên đất 2 vụ lúa tại các xã vùng Mường Lò, vùng ngoài bằng các loại rau đậu có giá trị kinh tế cao. Huyện dự kiến sản xuất rau sạch hướng tới tiêu chuẩn VietGAP tại thị trấn Nông trường Liên Sơn, xã Phù Nham, xã Sơn Thịnh, mỗi nơi từ 5ha đến 10ha.

Là một trong những xã làm tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất, Phù Nham đã quy hoạch được các vùng sản xuất hàng hóa như: cánh đồng mẫu lớn trên 50ha ở thôn Bản Nọng, Bản Tèn, Noong Ỏ, Ta Tiu; vùng sản xuất lúa hàng hóa ĐS1 150ha tại thôn Bản Nọng, Bản Tèn, Ta Tiu; vùng chuyên canh cây rau màu ở thôn Noong Ỏ, Bản Chanh trên 30ha; vùng chuyên canh cây khổ qua, dưa chuột tại khu Năm Hăn 2, 3, thôn Ta Tiu với 5ha… Vùng chuyên canh cây rau màu thôn Bản Chanh, Noong Ỏ, xã Phù Nham đã được áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị trên diện tích đất.

Bà Trần Thị Hoa, thôn Bản Chanh cho biết: "Gia đình có trên 4.000m2 quanh năm trồng các loại rau màu, mùa nào thức ấy. Vụ này, tôi trồng đỗ và cà chua, vụ sau trồng mướp đắng, dưa chuột. Trồng các loại rau màu này cho thu nhập ổn định, một vụ trồng đỗ cho hái 20 lần, mỗi lần 1,5 - 1,7 tạ, nếu bán đầu mùa được 12.000 đồng/kg, cuối vụ 5.000 đồng/kg".

 

Thương hiệu chè Suối Giàng đã được nhiều người biết đến.

Xác định chè vẫn là cây truyền thống cần phát triển, Văn Chấn tuyên truyền, vận động nhân dân chăm sóc, cải tạo diện tích chè hiện có. Với diện tích 4.367ha, trong đó có 3.567ha chè kinh doanh, 800ha chè kiến thiết cơ bản, năm 2013, tổng sản lượng chè búp tươi đạt 44.000 tấn. Trong năm, các địa phương đã trồng mới và cải tạo trên 384ha bằng các giống có năng suất, chất lượng cao như: chè Shan hạt, chè Shan giâm cành, chè LDP2 đồng thời bảo tồn giống chè vùng cao, phát triển thương hiệu chè Suối Giàng.

Nói đến Văn Chấn cũng không thể không nhắc đến vùng cam, quýt tập trung ở các xã vùng ngoài với giống cam V2, Valenxia, Caracara, Đường Canh và nhãn, xoài… hàng năm cho sản lượng trên 11.500 tấn.

Ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn cho biết: "Năm 2014, huyện phát huy lợi thế, vận động nhân dân không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt mạnh dạn đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, hình thành thêm các vùng sản xuất chuyên canh. Tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa "4 nhà" là hướng tới nền nông nghiệp phát triển bền vững".

Hồng Duyên

Các tin khác
100% các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn đã chuyển sang sử dụng HĐĐT

Thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) và HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, mang lại lợi ích cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.

Theo quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu vực động lực. (Ảnh minh hoạ: Báo Chính phủ)

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động. (Ảnh minh họa)

Sáng 6/5, thêm nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi ở hầu hết các kỳ hạn.

Đến thời điểm hiện tại, có 964 trụ/cột bơm xăng (chiếm tỷ lệ 94,8%) lắp đặt thiết bị in hóa đơn điện tử và truyền dữ liệu kinh doanh xăng dầu theo từng lần bán hàng cho cơ quan thuế.

Tổng cục Thuế vừa có Công văn gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục