Thúc đẩy phát triển và nâng giá trị cây gia vị

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/4/2014 | 9:14:44 AM

YBĐT - Cây gia vị (thảo quả, quế) đóng vai trò quan trọng trong phát triển đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Để thúc đẩy phát triển và tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số trồng loại cây này, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan khởi động Dự án "Thúc đẩy ngành gia vị nhằm hỗ trợ giảm nghèo cho cộng đồng các dân tộc thiểu số tại tỉnh Yên Bái".

Tại tỉnh Yên Bái, thảo quả đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.
Tại tỉnh Yên Bái, thảo quả đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.

Ở 7 tỉnh miền núi phía Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn có khoảng 60.000ha đất canh tác quế, thảo quả và cây hồi. Các loại cây gia vị này có tiềm năng xuất khẩu cao, ước tính tổng giá trị xuất khẩu hàng năm khoảng 58 triệu đô la Mỹ. Có khoảng trên 80.000 hộ gia đình, 20 công ty xuất khẩu, 100 thương lái, 500 nhà thu gom tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm gia vị này trong các khâu sản xuất, chế biến và thương mại.

Tại tỉnh Yên Bái, cây quế và thảo quả đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc. Đến nay, Yên Bái đã xây dựng được vùng nguyên liệu quế tập trung ở hai huyện: Văn Yên, Trấn Yên và quế ở địa phương này được đánh giá có hàm lượng tinh dầu cao nhất trong khu vực Tây Bắc.

Trong đó, huyện Văn Yên là "thủ phủ" của quế với diện tích tập trung trên 15.000ha. Quế được trồng chủ yếu ở các xã: Đại Sơn, Viễn Sơn, Xuân Tầm, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng... Quế đã trở thành nguồn thu nhập chính, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân. Còn cây gia vị thảo quả tập trung ở các huyện vùng cao.

Theo thống kê, ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, có gần 1.000ha thảo quả trồng rải rác ở các xã. Trong đó có nhiều ở La Pán Tẩn, Cao Phạ, Nậm Có. Từ nhiều năm nay, cây thảo quả góp phần quan trọng giúp nhiều hộ gia đình xóa đói giảm nghèo và làm giàu. Ở thời kỳ cây thảo quả "lên ngôi", giá 1kg thảo quả khô là trên 350.000 đồng đã giúp nhiều bản làng người Mông thay da đổi thịt. Chỉ tính riêng xã Cao Phạ có trên 200ha thảo quả, mỗi héc-ta cho thu hoạch trên 2,5 tạ quả.

Theo Chủ tịch UBND xã Vàng A Dê, từ khi biết đến cây thảo quả, người dân trong xã đã mở rộng diện tích trồng cây này. Hiện toàn xã có khoảng 700 hộ trồng thảo quả, trong đó có 200 hộ canh tác với diện tích lớn. Do thảo quả thích hợp với khí hậu và độ ẩm ở đây nên cây phát triển nhanh, không cần đầu tư nhiều vốn, không tốn công chăm sóc nên lợi nhuận rất cao.

Hàng năm, cây thảo quả cho thu hoạch vào tháng 10, giá trung bình 1kg thảo quả tươi là 25.000 đồng. Thúc đẩy ngành gia vị phát triển và hỗ trợ giảm nghèo cho cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh đã phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) vận động tài trợ từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Thụy Sĩ (SDC) bắt đầu khởi động triển khai Dự án "Thúc đẩy ngành gia vị nhằm hỗ trợ giảm nghèo cho cộng đồng các dân tộc thiểu số tại tỉnh Yên Bái".

Dự án được triển khai trong thời gian 3 năm (2013 - 2016) sẽ thực hiện 2 chuỗi giá trị gia vị, trong đó: chuỗi giá trị trồng quế được thực hiện tại 5 xã thuộc 3 huyện: Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn; chuỗi giá trị trồng thảo quả được thực hiện tại 2 xã thuộc huyện vùng cao Mù Cang Chải.

Mục tiêu của Dự án là phát triển sinh kế cho cộng đồng dân tộc thiểu số thông qua nâng cao thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ bao gồm quế, thảo quả bằng việc hỗ trợ xây dựng hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp. Cụ thể là 45% lượng thảo quả sản xuất bởi các nhóm nông dân được bán cho thương lái và nhà chế biến thông qua ký kết hợp đồng thỏa thuận, khối lượng xuất khẩu tăng 50% đồng thời tăng 15% giá bán gia vị bình quân của thương lái và nhà chế biến...

Ông Lê Anh Tuấn, chuyên gia tư vấn Tổ chức SNV cho biết: "Dự kiến đến hết năm 2016, Dự án sẽ hỗ trợ được 3.000 hộ nông dân, trong đó có ít nhất 1.200 hộ nông dân trồng quế và 800 hộ dân trồng thảo quả, tăng 10% thu nhập hàng năm từ gia vị so với số liệu trong nghiên cứu ban đầu và 10.000ha rừng hay 30% diện tích rừng sản xuất gia vị áp dụng các phương pháp sản xuất bền vững".

Dự án thành công sẽ góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho những người sản xuất nhỏ tại các cộng đồng dân tộc thiểu số thông qua việc tăng năng suất, nâng cao chất lượng các sản phẩm gia vị quế, thảo quả và khuyến khích xây dựng liên kết cùng có lợi giữa nông dân với các công ty chế biến, thu mua các sản phẩm.

Văn Thông

Các tin khác

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh vàng, trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an.

Giá vàng SJC giữ mức 90,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC giữ nguyên ở mức 87,7 – 90,4 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Cùng thời điểm, vàng thế giới giữ nguyên mức 2.414,4 USD/oz. Giá bán vàng SJC hiện cao hơn 16,37 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới.

Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục