Tìm hướng thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/4/2014 | 9:03:51 AM

YBĐT - Xác định muốn thay đổi tư duy, tập quán canh tác của người dân, trước hết, cấp ủy, chính quyền xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục.

Nằm chênh vênh giữa lưng đèo, xã Cao Phạ huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) có thời tiết khắc nghiệt cùng với địa hình núi cao khiến cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Cả xã có 877 hộ thì có tới 653 hộ nghèo. Trong khi đó, trình độ dân trí hạn chế, tập quán canh tác còn lạc hậu thêm cả thiếu vốn, thiếu kiến thức… làm cho con đường thoát nghèo của người dân nơi đây đã khó càng thêm khó.

Kháo Nhà là một trong những bản người Mông khó khăn nhất của Cao Phạ. Nằm giữa lưng chừng núi, cả bản có 44 hộ dân thì có tới 40 hộ nghèo, đời sống người dân chủ yếu dựa vào 3,1ha ruộng nước một vụ. Ông Lý Nhà Chư - Bí thư Chi bộ bản Kháo Nhà cho biết: “Nước trên rừng chảy về ruộng lạnh lắm nên chỉ làm được một vụ, thời gian còn lại người dân chủ yếu lên rừng hái thuốc, lấy củi. Cũng có vài hộ đầu tư chăn nuôi nhưng hiệu quả không cao do không có bãi chăn thả mà trâu, bò lại hay bị chết rét”.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Lý A Lử, với 191ha lúa đông xuân và 227ha lúa mùa, sản lượng lương thực hàng năm của Cao Phạ đạt khoảng 1.800 tấn, chia cho gần 5.000 nhân khẩu thì bình quân đạt 350kg/người/năm. Với mức bình quân này thì chắc chắn người dân không thể đói thế nhưng ngoài trồng lúa và số tiền ít ỏi từ nhận khoán bảo vệ 5.100ha rừng phòng hộ, người dân hầu như không còn gì để trông vào. Không nghề phụ, chăn nuôi trì trệ, dẫn đến Cao Phạ vẫn có tới 61% là hộ nghèo.

Với rất nhiều cố gắng bắt đầu từ việc thay đổi tư duy, nhận thức của người dân, những vấn đề khó như: làm thế nào để chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi một cách hiệu quả; áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm trên một diện tích canh tác... đã được Đảng ủy, chính quyền địa phương tập trung giải quyết.

Xác định muốn thay đổi tư duy, tập quán canh tác của người dân, trước hết, cấp ủy, chính quyền xã phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục. Trong đó, vai trò tiên phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên là yếu tố quyết định thành công. Do đó, để các hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế đạt hiệu quả, Đảng ủy, chính quyền xã đã tập trung đổi mới lề lối làm việc, tăng cường hơn nữa việc phân cấp quản lý và giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, tổ chức.

Cùng với đó, hàng tuần, hàng tháng, trên cơ sở những công việc đã được triển khai, xã đều tổ chức họp trao đổi, bàn bạc, đánh giá những kết quả đã thực hiện được và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho những tuần, những tháng tiếp theo. Điều kiện ở vùng núi cao thì chăn nuôi lợn, gia súc khác như trâu, bò, dê là một trong những thế mạnh mà Cao Phạ có thể khai thác tốt để xóa nghèo. Trước đây, phong trào nuôi dê trên núi đá của xã khá phát triển nhưng hiện nay chưa được quan tâm.

Theo đồng chí Sùng A Dê - Chủ tịch UBND xã Cao Phạ, nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế rất khá và phù hợp với nhiều vùng núi đá của địa phương. Giá dê giống khoảng 120.000 đồng/con, nuôi 6 tháng có thể đạt 8kg đến 10kg, giá thị trường 130.000 đồng/kg thì mỗi con có thể thu được hơn 1 triệu đồng, nuôi nhiều rất có lãi. Tuy nhiên, hiện đàn dê của xã mới có 155 con. Việc phát triển giống rất khó, chủ yếu là mua ở vùng khác đem về do vậy khó phát triển mạnh.

Tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, bên cạnh tích cực phối hợp với ngành chức năng tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho người dân, cấp ủy, chính quyền xã Cao Phạ còn chủ động tranh thủ các nguồn vốn đầu tư kết hợp với tăng cường huy động nhân dân tập trung xây dựng hạ tầng kinh tế, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn từ trung tâm xã đi các bản Lìm Thái, Lìm Mông; nâng cấp và xây dựng mới 4 công trình thủy lợi với tổng chiều dài trên 8km, đảm bảo tốt nước tưới tiêu cho các diện tích đất sản xuất và nhu cầu đi lại của người dân.

Cơ sở hạ tầng dần được hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông - lâm nghiệp của xã có những bước chuyển tốt. Tuy nhiên, những kết quả đó chỉ đủ đảm bảo cho người dân có nguồn lương thực tại chỗ. Giúp 61% hộ dân thoát nghèo, Cao Phạ cần một nguồn lực đầu tư nhiều hơn nữa và quan trọng hơn là thay đổi từ tư duy của mỗi người dân.

 Anh Dũng

Các tin khác

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh vàng, trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an.

Giá vàng SJC giữ mức 90,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC giữ nguyên ở mức 87,7 – 90,4 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Cùng thời điểm, vàng thế giới giữ nguyên mức 2.414,4 USD/oz. Giá bán vàng SJC hiện cao hơn 16,37 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới.

Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục