Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, ngân sách địa phương
- Cập nhật: Thứ ba, 10/6/2014 | 2:32:51 PM
YBĐT - So với 20 năm hình thành và phát triển của ngành kiểm toán Việt Nam thì Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII còn quá non trẻ nhưng lại có nhiệm vụ khá nặng nề: thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước thuộc 6 tỉnh gồm: Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Phú Thọ.
Với một địa bàn rộng, vùng đồng bào dân tộc, lại là đơn vị “sinh sau đẻ muộn” thiếu thốn từ cơ sở vật chất đến nguồn nhân lực song với sự nỗ lực cao, các cán bộ, chuyên viên, kiểm toán viên Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
So với các đơn vị kiểm toán Nhà nước khu vực khác thì Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII có địa bàn hoạt động khó khăn nhất, mới thành lập ngày 26/10/2007 nhưng sau hơn 7 năm xây dựng và phát triển, bằng sự nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên, đơn vị đã tiến hành tổ chức các cuộc kiểm toán đạt chất lượng cao.
Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII đã góp phần nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trong kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước; xây dựng Kiểm toán Nhà nước có trình độ chuyên môn cao, từng bước hiện đại, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm, uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Nếu như trong 3 năm đầu mới thành lập, số lượng các cuộc kiểm toán chưa nhiều và thành phần đều được tăng cường từ các đơn vị trong ngành thì từ năm 2011, Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII đã kiểm toán độc lập, các cuộc kiểm toán không chỉ đảm bảo tiến độ mà còn đạt chất lượng cao.
Trong đó, có một số cuộc mang tính đột phá về kiểm toán trong chi đầu tư phát triển; về quản lý, điều hành ngân sách và về quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên và khoáng sản. Đáng chú ý là trong năm 2012, đơn vị chủ trì xây dựng Đề cương kiểm toán Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ làm căn cứ để Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt và thống nhất thực hiện trong toàn ngành. Kể từ khi thành lập đến nay, Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII đã hoàn thành hàng chục cuộc kiểm toán đảm bảo tiến độ, chất lượng và liên tục có các kiểm toán đạt chất lượng vàng cũng thông qua kiểm toán đã kiến nghị xử lý tài chính hàng ngàn tỷ đồng.
Chỉ tính riêng trong năm 2013, đơn vị hoàn thành 3 cuộc kiểm toán ngân sách tiền và tài sản Nhà nước giao tại các tỉnh: Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu và qua đó đã kiến nghị xử lý tài chính trên 1.241 tỷ đồng. Đồng thời, đơn vị có những kiến nghị với địa phương và các bộ, ngành Trung ương chấn chỉnh những sai sót, hạn chế trong quản lý, điều hành và sửa đổi những bất cập về chế độ, chính sách đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách tiền và tài sản Nhà nước trong các lĩnh vực: quản lý, sử dụng vốn đầu tư; chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo; hỗ trợ con người nghèo đi học; quản lý, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ; thực hiện miễn giảm, giãn, hoãn, xóa nợ thuế và chống thất thu ngân sách...
Cũng qua các cuộc kiểm toán đã cung cấp thông tin có tính chuyên môn cao giúp hội đồng nhân dân các địa phương trong việc thực hiện giám sát và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng, thất thoát, lãng phí; kịp thời phản ánh những bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, kế toán để kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Thông qua công tác kiểm toán, lãnh đạo các địa phương cũng như các ngành chủ quản và các đơn vị được kiểm toán càng nhận rõ trách nhiệm của mình đối với công tác quản lý tài chính, ngân sách, từ đó sử dụng kinh phí, tài sản Nhà nước tiết kiệm hơn, hiệu quả hơn, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đến người dân cũng như các mục tiêu, dự án được đảm bảo, kịp thời, đúng đối tượng; phát hiện và xử lý kịp thời đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí, ngăn chặn lãng phí, thất thoát, nhất là đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách.
Kiểm toán là để ngăn chặn kịp thời và đưa ra các giải pháp, biện pháp quản lý tài chính tuân thủ theo pháp luật hiệu quả hơn, đó là mục tiêu mà Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII luôn hướng tới. Phát huy kết quả đã đạt được, trong những năm tiếp theo, đơn vị sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng kiểm toán và đạo đức kiểm toán viên, nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả để xây dựng cơ quan vững về bản lĩnh chính trị, chắc về chuyên môn, chuẩn mực về văn hóa ứng xử, trong sạch về đạo đức, lối sống.
Thanh Phúc
Các tin khác
YBĐT - Vĩnh Kiên là địa phương có phong trào canh tác đất rừng rất sớm và hiện đang là một trong những xã dẫn đầu của huyện Yên Bình về nghề rừng. Từ 10 năm nay, hàng trăm hộ dân đã thoát nghèo và có người trở thành triệu phú làng từ phát triển kinh tế đồi rừng…
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa có văn bản gửi các đại biểu Quốc về một số nội dung nhằm chuẩn bị phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, bắt đầu vào chiều 10-6.
YBĐT - Năm 2014, thị xã Nghĩa Lộ được tỉnh Yên Bái giao kế hoạch thu ngân sách trên 22 tỷ đồng; HĐND thị xã ra nghị quyết phấn đấu thu 25 tỷ đồng. Tính đến ngày 23/5, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 10 tỷ đồng, bằng 45% dự toán tỉnh giao và bằng 41% dự toán HĐND thị xã giao.
YBĐT - Ông Đặng Văn Thanh - Giám đốc Công ty Điện lực Yên Bái khẳng định: “Mặc dù nhu cầu tiêu thụ sản lượng điện vào mùa này luôn duy trì ở mức cao hơn từ 11-13% so với những tháng cùng kỳ năm 2013, nhưng năm nay tình trạng thiếu điện sẽ không xảy ra. Công suất dự phòng của hệ thống điện hiện nay là 30%, đảm bảo đủ điện cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh”.