EVN không được góp vốn vào lĩnh vực bất động sản
- Cập nhật: Thứ tư, 27/8/2014 | 7:40:42 AM
Chính phủ vừa ban hành quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, EVN được quyền huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để đáp ứng nhu cầu vốn của EVN và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay cho chủ nợ mà EVN đã cam kết.
Việc huy động vốn của EVN phải đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của EVN không vượt quá 3 lần, bao gồm cả các khoản bảo lãnh vay vốn đối với doanh nghiệp có vốn góp của EVN.
Tuy nhiên, EVN không được huy động vốn để đầu tư vào các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, bất động sản, tài chính. Cũng theo quy chế, EVN được quyền chủ động huy động vốn nhàn rỗi của các công ty con do EVN sở hữu 100% vốn điều lệ. Trường hợp EVN huy động vốn từ các công ty có vốn góp dưới 100% vốn điều lệ thì phải có sự thỏa thuận của các công ty này.
Việc đầu tư vốn ra ngoài, EVN phải tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập và không làm thay đổi mục tiêu hoạt động của EVN. Đáng chú ý, EVN không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ…
(Theo SGGP)
Các tin khác
YBĐT - Từ đầu năm tới nay, lực lượng kiểm lâm toàn tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát lâm sản trên địa bàn. Nhờ đó, trên địa bàn không còn điểm nóng về khai thác, chặt phá rừng; số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng giảm đáng kể.
YBĐT - Sản xuất nông nghiệp hiện nay đã thuận lợi nhiều so với trước kia do hệ thống kênh mương nội đồng được chú trọng đầu tư, nâng cấp, đó là đòn bẩy cho nông nghiệp sản xuất bền vững.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, ngành thép Việt Nam sẽ bị cạnh tranh với ngành thép lớn nhất thế giới là Nga, lớn hơn nhiều so với Trung Quốc.
Ngày 25/8, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã công bố chính thức triển khai Chương trình 50 Doanh nghiệp CNTT- Viễn Thông hàng đầu Việt Nam 2014 (Vietnam’s 50 Leading ICT Companies 2014).