Việt Nam tăng hai hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu
- Cập nhật: Thứ năm, 4/9/2014 | 8:13:02 AM
Việt Nam tăng hai hạng trong Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố hôm qua (3/9), xếp thứ 68 trên 148 nền kinh tế.
Kinh tế vi mô tiếp tục cải thiện và lạm phát giảm còn 6,6%. So với năm ngoái, các vấn đề như tham nhũng tiếp tục giảm đáng kể trong khi chất lượng giao thông vận tải, hạ tầng năng lượng chỉ cải thiện nhẹ.
Điểm sáng hiếm hoi là trong khi thị trường lao động nhiều nước gặp nhiều vấn đề thì Việt Nam xếp ở vị trí khá ổn định - thứ 49. Tuy nhiên, mảng tài chính và ngân hàng của Việt Nam vẫn bị đánh giá thấp trong khi vấn đề áp dụng công nghệ là điểm yếu lớn. “Các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt chậm trong áp dụng các công nghệ mới nhất” - báo cáo viết.
Năm nay Thụy Sĩ tiếp tục là nước đứng đầu về năng lực cạnh tranh toàn cầu, theo sau là Singapore, còn Mỹ tăng hai hạng đứng ở vị trí thứ ba.
Báo cáo đặc biệt lưu ý sự tương phản tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi có nhiều nền kinh tế đứng đầu bảng xếp hạng như Singapore, Nhật Bản, Hong Kong, nhưng cũng là nhà của nhiều vị trí cuối bảng như Myanmar, Đông Timor.
Tại Đông Nam Á, nhóm năm nền kinh tế lớn nhất là Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam đều nằm trong nửa đầu của bảng xếp hạng.
(Theo TTO)
Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án "Quy hoạch phát triển điện gió Việt Nam" sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ Đức.
YBĐT - Thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương, đến nay, huyện Văn Chấn đã huy động tổng nguồn vốn hơn 2,1 tỷ đồng để hỗ trợ nông dân các địa phương phát triển sản xuất.
YBĐT - Trong những năm gần đây, nhận thức về vai trò của rừng đã được xã hội quan tâm, đặc biệt việc thực hiện chi trả phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được xem là một trong những giải pháp nhằm duy trì giá trị của rừng, đảm bảo sự công bằng cho chủ rừng, giảm thiểu chi phí hỗ trợ từ ngân sách cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR).
YBĐT - Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Lục Yên đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao. Các mô hình đều xuất phát từ những thế mạnh của địa phương như: làm măng mai, trồng cam, chăn nuôi...