Giúp người dân nâng cao đời sống

  • Cập nhật: Thứ bảy, 6/9/2014 | 2:13:30 PM

YBĐT - Tạo đà cho kinh tế địa phương phát triển, Đảng bộ, chính quyền cùng các đoàn thể xã Cảm Ân (Yên Bình) đã chú trọng tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật và vận động nhân dân đưa các giống lúa lai, lúa thuần vào gieo cấy ở 54ha ruộng nước 2 vụ/năm đúng khung thời vụ, chủ động nguồn nước, phòng trừ sâu bệnh.

Lãnh đạo xã Cảm Ân kiểm tra tuyến đường liên thôn mới đưa vào sử dụng.
Lãnh đạo xã Cảm Ân kiểm tra tuyến đường liên thôn mới đưa vào sử dụng.

Do vậy, năng suất lúa bình quân toàn xã đạt 102 tạ/ha/năm. Cùng với cây lúa, nhân dân tận dụng đất đồi, soi bãi để trồng ngô lai 50ha, 25ha khoai các loại và gần 30ha rau màu đậu đỗ, góp phần đưa lương thực bình quân đầu người làm nông nghiệp đạt gần 300kg/năm.

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của xã về tập trung phát triển cây sắn cao sản và lấy đây là cây mũi nhọn, từ chỗ chỉ có 10ha thì nay diện tích được nhân rộng trên 60ha, năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha, mang lại nguồn thu gần 2 tỷ đồng mỗi năm. Cùng với các cây trồng chủ lực, Cảm Ân hiện có gần 100 hộ dân thu nhập chính từ cây chè với diện tích gần 60ha, sản lượng chè búp tươi hàng năm cho thu hoạch 2.400 tấn. Diện tích chè già cỗi đã được phá bỏ, thay vào đó là các giống chè mới như Bát Tiên, LDP2 cho năng suất, chất lượng cao đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân.

Bên cạnh đó, xã phát triển khá mạnh chăn nuôi, đàn gia súc và gia cầm hàng năm đều tăng, tổng đàn trâu, bò hiện có gần 300 con, đàn lợn 1.798 con, đàn gia cầm trên 13.500 con. Địa bàn xã có nhiều diện tích giáp với hồ Thác Bà, 15% số hộ dân sống bằng nghề đánh bắt thủy sản.

Đồng chí Hà Văn Mạnh - Bí thư Đảng ủy xã Cảm Ân cho biết: “Chúng tôi đã định hướng về cơ cấu kinh tế là nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 50%, công nghiệp - xây dựng cơ bản 15%, thương mại - dịch vụ 35%. Xác định rõ kinh tế của 8 thôn là trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp nên giá trị kinh tế trên 1ha đất canh tác của xã đạt 70 triệu đồng/năm.

Trong 24 chỉ tiêu đề ra về phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2011 - 2015, đến nay, xã đã đạt và vượt trên 85% số tiêu chí; nhiều năm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 15%/năm; tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm trên 30%, hộ nghèo và cận nghèo 15%. Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2015, mỗi năm, xã giảm 7% số hộ nghèo và đạt 100% số tiêu chí của Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra”.

Thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, Đảng bộ, chính quyền địa phương đã vận động nhân dân làm tốt công tác khoanh nuôI, bảo vệ  407ha rừng phòng hộ. Làm tốt công tác quản lý và phát triển rừng, nhiều năm qua, Cảm Ân không để xảy ra tình trạng chặt phá hay cháy rừng. Nhân dân thường xuyên được tuyên truyền cách phòng chống cháy rừng đã góp phần hạn chế các vi phạm về Luật Phát triển và Bảo vệ rừng. Diện tích rừng trồng và khai thác toàn xã đạt gần 100ha bằng các loại cây như keo, bồ đề... cho nguồn thu từ kinh tế rừng hàng năm đạt trên 2 tỷ đồng. Các thôn có diện tích rừng lớn như: Tân Yên, Đèo Thao, Tân Tiến... Tỷ lệ rừng che phủ của xã đạt trên 75%.

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, xã đã có 17 hộ tham gia hiến đất mở rộng đường giao thông liên thôn với diện tích gần 4.000m2. Điển hình như hộ ông Phạm Hồng Việt, thôn Đoàn Kết, hiến 500m2; Trịnh Ngọc Thuỵ, thôn Tân Yên, hiến 500m2; Lục Quốc Cường, thôn Đèo Thao, hiến 300m2. Trong hơn 3 năm triển khai, xã đã đạt 6/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Cảm Ân phấn đấu đến cuối năm 2015 tiếp tục bê tông hóa trên 7km đường giao thông liên thôn; đầu tư nâng cấp các nhà văn hóa thôn, đưa điện lưới quốc gia về các hộ vùng sâu, vùng xa và đạt 10 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.  

Thái Hưng

Các tin khác
Vụ này, gia đình chị Triệu Thị Nhất ở thôn Khe Pháo 2 thu được hơn 3 tấn ngô hạt.

YBĐT - Nhờ cây ngô, nhiều hộ người Dao trên địa bàn xã Tân Phượng đã có cuộc sống khấm khá hơn, cái đói, cái nghèo đang được đẩy lùi. Nhắc đến cây ngô, đồng bào Dao nơi đây không thể quên Dự án phát triển cây ngô thuộc Dự án Giảm nghèo giai đoạn I huyện Lục Yên đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của người dân địa phương.

Các thương nhân dự Hội nghị tập huấn.

YBĐT - Chiều ngày 5/9, Sở Công thương tổ chức hội nghị tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước và các thương nhân kinh doanh thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Dự lớp tập huấn có 45 thương nhân là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh và cán bộ chi cục Quản lý thị trường.

Nông dân xã Việt Cường (Trấn Yên) trồng chè Bát Tiên cho hiệu quả kinh tế cao.

YBĐT - Với gần 12.000ha và sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 90.000 tấn, Yên Bái đang đứng vào hàng những tỉnh có diện tích chè lớn của cả nước. Gần như đứng đầu cả nước về diện tích chè nhưng Yên Bái lại chưa có thứ hạng trong chất lượng sản phẩm. Một phần nguyên nhân xuất phát từ quy trình trồng và chăm sóc. Vì vậy, để nâng cao chất lượng chè, nông dân cần thay đổi phương thức chăm sóc.

YBĐT - Mô hình nuôi dúi của gia đình anh Đào Ngọc Thức và mô hình nuôi thỏ của gia đình anh Đặng Mạnh Hùng, thôn Đồng Đình chỉ là hai trong số rất nhiều nông dân làm kinh tế giỏi ở xã Âu Lâu thực hiện theo phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp đỡ nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục