Phạt tới 1 tỷ đồng nếu cấp chậm "sổ đỏ"

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/11/2014 | 7:51:06 AM

Chính phủ vừa ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Theo Nghị định, tùy mức độ vi phạm, đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai sẽ bị phạt từ 500 nghìn đồng đến 1 tỷ đồng.

Hành vi chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng. Ảnh minh họa
Hành vi chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Cụ thể, mức phạt thấp nhất 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng được áp dụng cho hành vi: Đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác (tại khu vực nông thôn); hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng xã, phường, thị trấn khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, đất đang có tranh chấp, đất đang bị kê biên để bảo đảm thi hành án, đất đã hết thời hạn sử dụng nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn; hành vi không đăng ký đất đai lần đầu…

Bên cạnh đó, hành vi chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng.

Cụ thể, đối với trường hợp tổ chức được Nhà nước giao đất xây dựng nhà ở để bán nhận trách nhiệm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở mà chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận kể từ ngày bàn giao nhà ở, đất ở, tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đến 1 tỷ đồng. Trong đó, mức phạt cao nhất từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng được áp dụng đối với trường hợp chận làm thủ tục cho từ 100 hộ gia đình, cá nhân trở lên từ trên 12 tháng trở lên.

Nghị định nêu rõ, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

(Theo VnMedia)

Các tin khác

YBĐT - Đầu năm 2014, nhờ có Dự án chăn nuôi lợn bằng thức ăn ủ chua của Viện Chăn nuôi Trung ương, Hội Nông dân xã Phúc An, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã lựa chọn được 4 mô hình tham gia thực hiện dự án này, sau 3 lứa lợn cho kết quả tốt. Dự án chăn nuôi lợn bằng thức ăn ủ chua đang được nhân rộng ra toàn xã.

Lực lượng kiểm lâm tăng cường kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản tận thu.
(Ảnh: Quang Thiều)

YBĐT - Giáp ranh với những địa phương giàu tài nguyên rừng nên thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) được xem như là “cái túi” của nhiều ngả gỗ lậu đổ về tiêu thụ, hoặc làm nơi trung chuyển đi nơi khác. Trước thực trạng trên, Hạt Kiểm lâm thị xã đã đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, nhờ đó, tình trạng tàng trữ và vận chuyển lâm sản trái phép giảm mạnh.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.

Bên lề Kỳ họp thứ 8,Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết: Theo tính toán, phải đến năm 2020, Việt Nam mới cân bằng được cán cân thương mại và dự báo năm 2015, vẫn nhập siêu khoảng 10,2% so với kim ngạch xuất khẩu. Thế nhưng, chúng tôi vẫn trình Quốc hội phương án tỷ lệ nhập siêu khoảng 5% so với tổng kim ngạch xuất khẩu bởi có nhiều lý do.

Đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị.

YBĐT – Ngày 11/11, tại huyện Trấn Yên, Ban chỉ đạo Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng vụ đông xuân năm 2013 – 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2014 – 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục