Nuôi cá quây lưới trên hồ Thác Bà

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/11/2014 | 1:31:37 PM

YBĐT - Là địa phương có diện tích mặt nước hồ Thác Bà lớn với trên 5.000ha, huyện Yên Bình có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Phát huy tiềm năng này, huyện đã triển khai mô hình cá quây lưới trên hồ Thác Bà.

Mô hình nuôi cá quây lưới trên ngách hồ của gia đình ông Lê Tiến Phương.
Mô hình nuôi cá quây lưới trên ngách hồ của gia đình ông Lê Tiến Phương.

Trên địa bàn huyện hiện nay, 20 xã, thị trấn có diện tích mặt nước hồ Thác Bà với khoảng 15% dân số ven hồ thiếu đất sản xuất nên sống chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt thủy sản. Năm 2006, Huyện ủy Yên Bình đã có Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 05/12/2006 về việc đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản trên vùng hồ Thác Bà đồng thời thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh.

Từ năm 2008 đến nay, huyện đã hỗ trợ đóng mới 279 lồng, nâng tổng số lồng hiện có lên 364 lồng. Hàng năm, Chi cục Thủy sản tỉnh Yên Bái thả bổ sung nguồn lợi và kết hợp với huyện thực hiện công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ Thác Bà. Nhờ đó, đời sống của nhân dân các xã ven hồ ngày một được cải thiện. Tuy nhiên, nuôi cá lồng chỉ nuôi được một loại cá, phổ biến là cá trắm cỏ nên hay bị dịch bệnh; lồng tre, hóp chỉ sử dụng được 2 đến 3 năm phải thay thế, chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tận dụng lợi thế ven hồ có nhiều eo, ngách hàng năm không bị rút cạn trong khoảng cốt nước hồ dao động từ cốt 50 đến cốt 58, một số hộ dân đã dùng lưới đăng chắn để nuôi cá thay cho hình thức nuôi lồng, bè.

Điển hình là hộ anh Trần Văn Bình ở thôn Vũ Sơn, xã Vũ Linh đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nuôi cá trên ngách hồ Thác Bà. Anh mạnh dạn chuyển từ hình thức đóng lồng nuôi cá sang đăng chắn lưới nuôi cá với diện tích là 2,5ha theo hình thức quảng canh cải tiến, bước đầu cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Theo tính toán của anh Bình và ngành chuyên môn, 01ha nuôi cá eo, ngách hồ theo phương thức quảng canh cho thu nhập 7 - 8 tấn cá, doanh thu 350 triệu đồng. Nếu nuôi 10 lồng cá trên 1ha mặt nước, doanh thu chỉ đạt 170 triệu đồng thì nuôi cá quây lưới cho lợi nhuận gấp 1,5 lần.

Khai thác tốt hiệu quả, tiềm năng, thế mạnh của hồ Thác Bà trong phát triển chăn nuôi thủy sản, cần đa dạng hóa các hình thức nuôi, tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi mới như làm đăng chắn lưới tại các eo, ngách hồ để nuôi cá theo hình thức bán thâm canh và thâm canh hết sức cần thiết nhằm đánh giá tốc độ sinh trưởng, tình hình dịch bệnh, hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường...

Năm 2014, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện triển khai Dự án khoa học “Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá bằng biện pháp quây lưới trên ngách hồ Thác Bà”. Diện tích được chọn xây dựng mô hình là 2,2ha ở cốt nước 58m, 0,85ha ở cốt 46m, bảo đảm cho việc nuôi cá khi mực nước hồ Thác Bà xuống thấp nhất trong mùa khô. Địa điểm triển khai Dự án bảo đảm 3 yếu tố: không cản trở giao thông đường thủy; không làm biến dạng mặt nước hồ; không gây ô nhiễm môi trường. Lưới làm đăng chắn là loại tốt, có tuổi thọ 8 năm, chôn dưới đáy hồ giữa hai hẻm đồi, chiều cao lưới 22m, mắt lưới 2cm, được ghim vào các thùng phi nhựa 220 lít, cứ 4m có một phao.

Các phao lưới liên kết với nhau bằng dây dù có độ bền cao, chống chịu được gió bão và giữ cho các phao lưới lên, xuống khi mực nước hồ dâng lên hay xuống theo từng mùa. Ngoài lượng cá tự nhiên trong hồ, có 5 loại cá đã được thả: trắm cỏ 1.275kg, chiếm 50%; trôi Ấn Độ 127,5 kg, chiếm 15%; chép lai 127,5kg, chiếm 15%; rô phi đơn tính 127,5kg, chiếm 15%; mè trắng 42kg, chiếm 5%.

Là hộ được chọn thực hiện Dự án, ông Lê Tiền Phương ở thôn Đào Kiều, xã Thịnh Hưng cho biết: “Từ khi tham gia Dự án này, tôi thấy đàn cá phát triển nhanh do nguồn nước hồ luôn được lưu thông lại sinh sống trong môi trường rộng hơn so với nuôi cá trong lồng. Cá lớn rất nhanh, ít dịch bệnh mà thức ăn cũng không tốn kém". Kỹ sư nông nghiệp Phùng Thế Hồng - Chủ nhiệm Dự án đánh giá: “Nuôi cá theo phương thức quây lưới ở hồ Thác Bà có rất nhiều lợi thế, đặc biệt là cá ít dịch bệnh, lại nuôi được nhiều loại cá khác nhau trên cùng một diện tích mặt nước. Đây chính là tiền đề để tăng năng suất và sản lượng cá, tạo hướng đi mới cho nghề nuôi thủy sản, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

Mô hình nuôi cá quây lưới trên hồ Thác Bà thực hiện thành công sẽ là cơ sở để đề xuất hình thức nuôi trồng thủy sản mới cho ngành nông nghiệp theo phương thức chăn nuôi hàng hóa. Đây có thể được coi là “mô hình cánh đồng mẫu lớn trên mặt nước hồ Thác Bà”. Mô hình này chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và hướng dẫn, quản lý người chăn nuôi tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước đồng thời chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho các hộ dân khai thác thủy sản trái phép (kích điện, vó bè...), giảm áp lực khai thác cá ngoài tự nhiên cũng như từng bước xây dựng thương hiệu cá hồ Thác Bà. Đây cũng là giải pháp để góp phần bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ánh Dương

Các tin khác
Khách hàng đổ xăng tại cửa hàng xăng dầu số 53 trên đường Phan Xích Long, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.

Giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang lãi lớn nhưng vẫn chưa có động thái điều chỉnh tương ứng.

Đường sắt Bắc Nam hiện có tốc độ chạy tàu khoảng 50 km/h.

Cục Đường sắt vừa đề nghị Bộ Giao thông Vận tải thẩm định, phê duyệt hồ sơ quy hoạch hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc-Nam với vốn đầu tư lên đến 10 tỷ USD.

Nhờ nguồn vốn từ các chương trình, dự án giảm nghèo, nhiều hộ dân đã thoát nghèo bền vững.

YBĐT - Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư.

Tân Đồng đã chuyển đổi 32ha ruộng nước sang trồng dâu.

YBĐT - Giảm tỷ lệ hộ nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng mà Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) hướng đến và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập trên một diện tích canh tác là giải pháp quan trọng để xóa đói, giảm nghèo. Xã Tân Đồng (huyện Trấn Yên) một trong hai địa phương được chọn làm điểm của tỉnh đã và đang nỗ lực thực hiện mục tiêu quan trọng này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục