Chìa khóa xóa nghèo

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/12/2014 | 3:30:44 PM

YBĐT - Nằm ở vùng Đông hồ Thác Bà, Phúc An là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Bình (Yên Bái) với 70% dân số là người dân tộc thiểu số: Dao, Cao Lan, Tày; 650 hộ thì có tới 176 hộ nghèo, chiếm 26%. Vì vậy, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo đòi hỏi một nỗ lực rất lớn của cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân nơi đây.

Mô hình chăn nuôi lợn bằng thức ăn ủ chua của gia đình bà Ma Thị Bạn cho lợi nhuận cao.
Mô hình chăn nuôi lợn bằng thức ăn ủ chua của gia đình bà Ma Thị Bạn cho lợi nhuận cao.

Là địa phương có điều kiện phát triển lúa, trồng màu, chăn nuôi thủy sản nhưng do trình độ dân trí thấp nên khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như quy trình sản xuất gắn với thị trường chưa cao, dẫn đến hiệu quả kinh tế ở một số thôn, cụm dân cư còn thấp.

Ông Nguyễn Văn Vấn - Chủ tịch UBND xã không khỏi trăn trở khi cho rằng, việc tìm ra một giải pháp đột phá trong phát triển kinh tế thực sự là bài toán khó đối với Đảng ủy, chính quyền xã. Điều ông băn khoăn cũng là khó khăn trong việc đưa các mô hình kinh tế mới vào thực hiện khi mà quyền lựa chọn nuôi con gì, trồng cây gì để cho hiệu quả kinh tế cao là do chính người dân quyết định. Vấn đề mà địa phương phải làm là tìm ra cho được những mô hình kinh tế phù hợp, hiệu quả, mang tính hướng dẫn, định hướng để người dân áp dụng trong phát triển kinh tế hộ song điều này không hề dễ.

Thực tế ở địa phương cho thấy, toàn xã có 107ha trồng lúa - diện tích đã ít lại kém màu mỡ và manh mún nên giá trị kinh tế từ cây lúa thấp. Cụ thể, vụ hè thu 2014, năng suất lúa toàn xã trung bình đạt 45 tạ/ha - không thể xem là cây chủ lực. Diện tích rừng khoảng 640ha rừng sản xuất, kinh doanh, đã được trồng cây lâm nghiệp nhưng do không được đầu tư bài bản, giao thông đi lại khó khăn, chi phí khai thác, vận chuyển cao dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Tiềm năng có thể được coi là thế mạnh của Phúc An là chăn nuôi thủy sản với diện tích mặt nước 640ha nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Năm 2014, xã đưa ra mục tiêu làm 30 lồng cá nhưng cũng mới chỉ thực hiện được 14 lồng, đạt 46,7% kế hoạch. Bên cạnh đó, nguồn nước ô nhiễm nên cá hay bị bệnh, hiệu quả thấp. Tuy có đàn gia súc gần 600 con trâu, bò nhưng để phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa mang lại thu nhập cao cho người dân thì còn hạn chế bởi diện tích đất trồng cỏ ít, dựa vào vùng đất ven hồ theo mùa nước.

Về những giải pháp để phát triển kinh tế, ông Nguyễn Văn Vấn cho biết, trong thời gian tới, chính quyền xã sẽ tập trung đưa các giống lúa có năng suất cao, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất; phấn đấu đưa diện tích lúa lên 116ha, nâng năng suất lên 48 tạ/ha; tận dụng triệt để diện tích đất dưới cos nước hồ, đất soi bãi để trồng lúa, ngô; tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ Thác Bà; có những giải pháp tích cực trong phát triển kinh tế như chủ động triển khai phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, không để dịch xảy ra; đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Đặc biệt, sẽ vận động nhân dân tích cực tham gia các dự án, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất mà cụ thể là chăn nuôi. Được biết, đầu năm 2014 , từ Dự án chăn nuôi lợn bằng thức ăn ủ chua của Viện Chăn nuôi Trung ương, Hội Nông dân xã đã lựa chọn được 4 mô hình thực hiện.

Tham gia Dự án, bà Ma Thị Bạn, thôn Cầu Trắng cho biết: "Gia đình tôi đã chăn nuôi lợn rất nhiều năm. Trước kia, nuôi lợn bằng cám ăn thẳng rất tốn kém, lợi nhuận thu được không đáng kể, có khi còn lỗ do giá cả thị trường bấp bênh, lợn nuôi bằng cám ăn thẳng lại không được giá. Năm 2014, tham gia nuôi lợn bằng thức ăn ủ chua vừa tiết kiệm được chi phí do thức ăn là những phụ phẩm sẵn có trong nông nghiệp lại giảm nhân công mà lợi nhuận thu được lớn hơn, mỗi con lợn trừ chi phí vẫn còn 1,5 triệu đồng. Lợn nuôi từ phương pháp này rất dễ bán bởi chất lượng thịt đảm bảo. Chỉ tính 3 lứa lợn đầu năm 2014 gia đình tôi thu được trên 100 triệu đồng tiền lãi".

Từ thực tế ở Phúc An cho thấy, cùng sự hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng của Nhà nước, các cấp chính quyền cần tuyên truyền, vận động làm thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân; nâng cao hiệu quả sản xuất qua chuyển giao khoa học kĩ thuật, triển khai các chương trình, dự án để khai thác hết tiềm năng, thế mạnh địa phương về rừng, chăn nuôi... Đây chính là chìa khóa để người dân Phúc An xóa đói nghèo.

 Minh Huyền

Các tin khác
600 công nhân Nhà máy May mặc xuất khẩu của nhà đầu tư Hàn Quốc tại Cụm công nghiệp Thịnh Hưng (Yên Bình) đã có sản phẩm đầu tay.

YBĐT - Với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15%, thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm (cao nhất từ trước tới nay), nhiều chỉ tiêu đạt và vượt cao so với kế hoạch, năm 2014 được đánh dấu là năm huyện Yên Bình tiếp tục giành thắng lợi tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng - an ninh.

Lực lượng kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân trồng rừng.

YBĐT - Tính đến hết tháng 11/2014, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái đã thu trên 32 tỷ đồng từ các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Điểm nổi bật của năm nay là các doanh nghiệp đã ý thức được trách nhiệm và chủ động nộp phí đúng quy định.

Giá sữa giảm đạt khoảng 0,1- 34% tùy từng chủng loại sau bình ổn giá.

Trước ngày 31/5/2015, các địa phương và các cơ quan liên quan đề xuất biện pháp áp dụng cho thời gian tiếp theo.

Ảnh minh họa.

Bộ Khoa học và công nghệ vừa có công văn đề nghị tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng thanh tra, kiểm tra gian lận đo lường trong kinh doanh xăng dầu. Công văn gửi các sở khoa học và công nghệ trên cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục