Người bạn đồng hành của nông dân

  • Cập nhật: Thứ bảy, 27/12/2014 | 8:57:42 AM

YBĐT - Thị trường vốn cho nông nghiệp, nông thôn khá nhỏ lẻ, ẩn chứa nhiều rủi ro; chi phí quản lý lớn nhưng đây lại là thị trường lớn đang rất cần vốn. Thực hiện chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ thời gian qua, hệ thống các ngân hàng trên địa bàn Yên Bái đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai các giải pháp để đồng vốn đến với nông nghiệp, nông thôn.

Với hệ thống phòng giao dịch rộng khắp, nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Yên Bái tập trung cho vay chủ yếu lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Với hệ thống phòng giao dịch rộng khắp, nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Yên Bái tập trung cho vay chủ yếu lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Nhờ vậy, hàng năm, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn có mức tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước; tạo điều kiện cho hàng chục ngàn lượt hộ nông dân, hộ kinh doanh và các doanh nghiệp, hợp tác xã có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Từ năm 2010 đến nay, các chi nhánh ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH), các quỹ tín dụng nhân dân đã thực hiện giải ngân cho 263.765 lượt khách hàng thuộc đối tượng chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với tổng doanh số cho vay 22.323 tỷ đồng. Dư nợ cho vay thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đến ngày 31/10/2014 đạt 5.713 tỷ đồng, tăng gấp 1,96 lần so với thực hiện năm 2009; tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm 11,61%/năm. Tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn so với tổng dư nợ cho vay của các chi nhánh ngân hàng thương mại, Ngân hàng CSXH, các quỹ tín dụng nhân dân đến nay đạt 60,57% (thực hiện năm 2009 là 57,17%).

Số lượng khách hàng còn dư nợ vay thuộc đối tượng chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện là 141.029 khách hàng (140.650 hộ gia đình, cá nhân, 344 doanh nghiệp, 35 hợp tác xã, tổ hợp tác). Tín dụng cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tập trung vào các lĩnh vực, ngành nghề chủ yếu như: cho vay sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 44,49%; sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp 19,9%; chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản 5,78%; phát triển ngành nghề nông thôn 4,29%; kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, thủy sản 3,64%; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 3,06%; cho vay tiêu dùng 17,15%...

Cơ cấu dư nợ cho vay hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân chiếm tỷ trọng 80,34%; các doanh nghiệp 19,17%; hợp tác xã, tổ hợp tác 0,49%. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản và cho vay tín chấp trên cơ sở có bảo đảm của các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn chiếm tỷ lệ ngày càng cao, tăng từ 34,62% (năm 2009) lên 42,26% (năm 2010), 45,02% (năm 2011) và 46,64% (năm 2012), 48,26% (năm 2012) và hiện nay là 54,8%.

Đối tượng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản chủ yếu là các hộ gia đình, hộ kinh doanh, các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng CSXH. Cho vay theo cơ chế tín dụng thông thường chiếm tỷ trọng 70,4%, cho vay theo chương trình, chính sách của Nhà nước (thông qua Ngân hàng CSXH) chiếm tỷ trọng 29,6%. Chất lượng tín dụng cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được bảo đảm; nợ xấu ở mức thấp (từ năm 2010 - 2014, tỷ lệ nợ xấu tương ứng là 2,03%, 3,27%, 1,77 %, 1,19%, 1,06) chủ yếu do các nguyên nhân thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Có thể nói, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn đã và đang góp phần phát triển nhanh nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, thúc đẩy cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; phát triển các ngành nghề truyền thống, chế biến nông, lâm nghiệp; hình thành một số vùng sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa tập trung (như vùng thâm canh lúa 10.000ha, vùng chè 11.200ha, vùng quế 22.500ha, vùng nguyên liệu giấy sợi 280.000 ha, các mô hình chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm, thủy sản...); xây dựng nông thôn mới.

Thông qua việc ký kết các văn bản thỏa thuận, các chương trình phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn đã đảm bảo nguồn vốn tín dụng đến đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích. Việc liên kết, giúp đỡ nhau để phát triển sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ các tổ chức chính trị - xã hội (như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…) gắn liền với việc cho vay của các tổ chức tín dụng đã và đang từng bước xã hội hóa hoạt động tín dụng (cho vay) của các tổ chức tín dụng trên địa bàn nông thôn, làm cho đồng vốn tín dụng sử dụng hiệu quả hơn; góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Năm 2015, hệ thống các ngân hàng thương mại, Ngân hàng CSXH và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu về vốn nhưng vấn đề là khả năng hấp thụ nguồn vốn cũng như sử dụng hiệu quả đồng vốn của nền kinh tế cần được cải thiện. Vì vậy Yên Bái cần có nhiều thêm dự án chế biến nông, lâm sản; nhiều mô hình chuyên canh quy mô lớn và các đối tượng cây trồng, vật nuôi phù hợp hiệu quả kinh tế cao… để ngân hàng tiếp tục đồng hành cùng nông dân trên con đường phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Lê Phiên

Các tin khác
Tăng cường giám sát  quy trình thanh toán thẻKhi phát hiện các giao dịch đáng ngờ, cần chủ động phối hợp cơ quan công an để có biện pháp xác minh, xử lý.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) VN vừa có công văn gửi NHNN chi nhánh tỉnh, thành và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ thực hiện phòng, chống việc thanh toán quốc tế giả mạo.

Ngày 26-12, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có công văn gửi các công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội và Sài Gòn về việc điều chỉnh giá vé tàu Thống Nhất.

Đồng chí Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh (đứng thứ 3 bên trái sang) kiểm tiến độ thi công đường tránh ngập, thành phố Yên Bái

YBĐT - Ngày 26/12, đồng chí Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thi công một số các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Yên Bái dự hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2014.

YBĐT - Ngày 26/12, tại Hà Nội, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2014 và triển khai giải pháp thực hiện nhiệm vụ, công tác Thuế năm 2015 qua Cầu truyền hình trực tuyến với 63 tỉnh, thành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục