Canh tác ngô bền vững trên đất dốc

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/1/2015 | 11:09:01 AM

YBĐT - Trước đây, người Mông ở Trạm Tấu chủ yếu trồng ngô vụ xuân hè do vụ hè thu thường nắng nóng, kèm theo gió Lào, độ ẩm thấp và mưa rào khiến đất dốc bị rửa trôi bề mặt nên năng suất thấp. Tuy nhiên, với quyết tâm khai thác tiềm năng đất đai và thế mạnh cây ngô theo hướng sản xuất hàng hóa, huyện đang tích cực triển khai trồng vụ hè thu theo kỹ thuật canh tác bền vững ở các xã trọng điểm nhằm tạo nên vùng ngô hàng hóa có diện tích tập trung.

Đồng bào Mông dùng cây ngô đã thu hoạch để tạo các đường băng canh tác bền vững.
Đồng bào Mông dùng cây ngô đã thu hoạch để tạo các đường băng canh tác bền vững.

Người Mông xã Trạm Tấu mấy năm nay đều trồng ngô vụ hè thu theo phương thức canh tác bền vững trên đất dốc. Mô hình này đã thành công và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đang được nhân rộng tại các xã: Tà Xi Láng, Xà Hồ... Kỹ thuật canh tác bền vững mà Trạm Tấu đang làm, đó là, sau khi thu hoạch ngô vụ xuân hè, bà con chặt từng hàng cây ngô cách mặt đất khoảng 20cm tạo thành hàng cọc rồi lấy thân ngô xếp thành từng băng theo khoảng cách mỗi hàng ngô, sau đó, cuốc hố dài khoảng hơn 20cm và đặt hạt ở hai đầu hố, lấp đất.

Với cách làm này, cây ngô trồng mới khác vị trí của của cây ngô vụ trước, nơi đất đã hết độ phì. Đồng thời, khi mưa rào, lớp đất màu sẽ được giữ lại bởi những băng cây ngô cũ làm cho mùn đắp dày quanh gốc ngô mới và đất bồi cùng băng chắn đất sẽ giữ được ẩm cho cây ngô phát triển. Trồng theo cách này còn giảm công lao động khá nhiều do không phải làm cỏ khi tra hạt và chỉ thực hiện bón phân, vun gốc một lần. Bên cạnh triển khai canh tác bền vững, cán bộ kỹ thuật của huyện còn chú trọng đưa các giống ngô mang những đặc tính ưu việt về chịu hạn, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với từng tiểu vùng khí hậu nên năng suất ngô vụ hè thu không thua kém vụ xuân hè.  

Từng vận động bà con người Mông ở xã Tà Xi Láng chuyển đổi giống ngô cũ sang ngô lai có năng suất cao và chuyển đổi đất lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô, anh Đinh Văn Cường cho biết: “Ưu điểm lớn nhất của người Mông là khi đã nhìn thấy hiệu quả, bà con rất tích cực áp dụng. Do vậy, việc canh tác ngô bền vững sẽ rất thuận lợi khi triển ra diện rộng”.

Bà Thào Thị Mang ở xã Trạm Tấu cho biết: “Tôi trồng ngô theo mô hình canh tác bền vững từ năm 2012 bằng giống ngô lai AG59 và thấy cách làm rất dễ, không tốn công, tiết kiệm ngô giống do làm đất bổ hố, tra hạt theo đúng hướng dẫn của cán bộ. Từ ngày trồng ngô theo cách mới, năm nào, gia đình cũng thu lượng ngô gần gấp đôi so với trước. Ngô nhiều, gia đình đã chăn nuôi thêm nhiều gà, lợn hơn và bán để mua sắm đồ dùng sinh hoạt. Thích nhất là cây ngô hè thu khi đã chắc hạt, cán bộ huyện lại xuống hướng dẫn chặt ngọn ngô về ủ chua thức ăn cho trâu, bò vì trước và sau tết Nguyên đán rất khan hiếm cỏ rừng. Ngô còn nghiền nhỏ để nấu cháo loãng cho trâu, bò ăn thêm, không sợ chúng chết đói, chết rét và cày ruộng mới khỏe”.

Những năm gần đây, huyện Trạm Tấu luôn ổn định diện tích ngô khoảng 3.500ha, trong đó, ngô hè thu gần 1.000ha. Sản lượng ngô năm sau đều cao hơn năm trước và riêng năm 2014 đạt khoảng trên 8.000 tấn (tăng 164,81 tấn so với 2013 và 131,82 tấn so với kế hoạch). Sản lượng ngô năm 2014 đã góp phần nâng tổng sản lượng lương thực có hạt của huyện lên 19.911,2 tấn (tăng 782,09 tấn so với năm 2013 và 748,81 tấn so với kế hoạch). Sự tăng trưởng đó là do các yếu tố về giống, chuyển đổi diện tích trồng lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô, tăng nhanh diện tích ngô vụ hè thu và đặc biệt, sự thay đổi về kỹ thuật canh tác của đồng bào Mông.

Ông Mùa A Páo - Phó chủ tịch UBND xã Trạm Tấu cho biết: “Mấy năm trước, xã trồng khoảng 470ha ngô, chủ yếu vụ xuân hè. Từ khi áp dụng biện pháp canh tác bền vững, diện tích ngô hè thu của xã năm qua đã lên đến 268ha. Nếu năng suất bình quân đạt 2,5 tấn/ha thì bà con trong xã đã có thêm một khoản thu rất lớn”. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện nhận định: “Mô hình canh tác ngô theo kỹ thuật canh tác bền vững đang được tích cực triển khai ra diện rộng và đây là cơ hội tốt để tăng cao hơn nữa diện tích ngô hè thu ở Trạm Tấu. Điều đó cũng đồng nghĩa với sản lượng ngô của huyện sẽ còn tăng mạnh và mục tiêu sản xuất ngô theo hướng hàng hóa sẽ sớm thành hiện thực”.

 Hoàng Nhâm 

Các tin khác

YBĐT - Sau một thời gian lắng dịu, ngày 10/12, huyện Trạm Tấu xuất hiện dịch dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn bò ở 4 xã: Hát Lừu, Pá Lau, thị trấn Trạm Tấu và Tà Xi Láng.

Ảnh minh họa

Tại Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với ngân sách địa phương cũng như việc phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2015.

Ảnh minh họa.

Hôm nay (15/1) là hạn cuối cùng để các doanh nghiệp đăng ký giảm giá cước vận tải, sau khi giá xăng dầu giảm sâu kỷ lục tới hơn 30% trong thời gian qua.

Các đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.

YBĐT - Ngày 14/1, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2014, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2015, phát động phong trào thi đua năm 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục