Điều chỉnh vốn điều lệ của EVN
- Cập nhật: Thứ tư, 18/3/2015 | 7:13:42 AM
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt phương án điều chỉnh vốn điều lệ của Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến hết năm 2015 là 160.000 tỷ đồng.
Lô gô của EVN
|
Nguồn bổ sung vốn điều lệ tăng thêm từ Quỹ đầu tư phát triển; vốn đầu tư do quyết toán các dự án xây dựng cơ bản hoàn thành; vốn nhà nước do nhận bàn giao tài sản từ bên ngoài (tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn) và nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn EVN thực hiện cụ thể.
Hội đồng thành viên EVN có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc quản lý, sử dụng vốn điều lệ của EVN, đảm bảo hiệu quả và bảo toàn vốn; đồng thời có giải pháp tạo nguồn bổ sung vốn điều lệ theo quy định.
Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN được Chính phủ ban hành, EVN là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và Điều lệ này.
Vốn điều lệ của EVN tại thời điểm 31/12/2012 là 143.404 tỷ đồng.
Mục tiêu hoạt động của EVN là kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu Nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu Nhà nước giao.
Bên cạnh đó, giữ vai trò trung tâm để phát triển Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước là chi phối; có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao.
Ngành, nghề kinh doanh chính của EVN là sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hoá thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.
(Theo Chinhphu.vn)
Các tin khác
Quy định này có trong Quy hoạch mạng lưới kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu đến 2025, tầm nhìn 2035.
YBĐT - Từ một vùng đất đầy khó khăn và thiếu thốn nhưng hôm nay, Yên Bình đang có một sức vươn kỳ diệu. Trên các miền quê từ Đại Đồng, Mông Sơn đến xã vùng cao khó khăn Ngọc Chấn, Xuân Long… điện, đường, trường, trạm được xây dựng khang trang, đáp ứng được nhu cầu phát triển. Các khu, cụm công nghiệp như: Mông Sơn, Đại Đồng và Thịnh Hưng đã thu hút các nhà đầu tư và hoạt động nhộn nhịp. Cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch đúng hướng.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại bán nợ xấu đảm bảo mục tiêu đến cuối năm 2015 tỷ lệ nợ xấu giảm dưới 3%.
Với gần 5.500 chiếc được nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 2 vừa qua, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tăng tới 86% so với cùng kỳ và lập kỷ lục trong vòng 7 năm qua !
Kia Sportage, một trong những mẫu xe nhập khẩu từ Hàn Quốc