Chuyển biến kinh tế ở An Phú

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/12/2015 | 3:09:01 PM

YBĐT - An Phú là xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên với 95% dân tộc Tày. Tuy nhiên, với diện tích tự nhiên trên 4.266 ha, An Phú có nhiều điều kiện phát triển nông, lâm nghiệp.

Nhờ coi trọng phòng chống dịch bệnh cho gia súc, nhiều gia đình ở xã An Phú đã có thu nhập cao từ chăn nuôi lợn thương phẩm.
Nhờ coi trọng phòng chống dịch bệnh cho gia súc, nhiều gia đình ở xã An Phú đã có thu nhập cao từ chăn nuôi lợn thương phẩm.

Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ xã An Phú đã tập trung lãnh đạo nhân dân thực hiện đạt nhiều kết quả quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng vật nuôi. Vì vậy, diện tích gieo cấy lúa lai 2 vụ đạt 265 ha, chiếm 98% diện tích; ổn định trên 60 ha ngô, 100 ha sắn. Để bảo đảm thâm canh ruộng nước hiệu quả, xã An Phú đã chú trọng hệ thống thủy lợi bằng việc thường xuyên duy tu, bảo dưỡng 5 đập đầu mối; xây dựng, nâng cấp, nạo vét hệ thống kênh mương. Hiện tại, xã đã cứng hóa được 13/20 km kênh mương để phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, nhân dân đã tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ viên nén dúi sâu cho cây lúa và sử dụng phân vi sinh cho các loại cây trồng khác; tăng cường sản xuất vụ 3 trên đất 2 vụ lúa, chủ yếu là trồng rau sạch cung ứng cho thị trường. Trong chăn nuôi, công tác phòng chống dịch bệnh gia súc luôn được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân quan tâm. Nhờ đó, đàn gia súc của xã duy trì ổn định đàn trâu, bò 650 con, đàn dê gần 1 nghìn con, gần 4 nghìn con lợn, trên 34.000 con gia cầm... Kinh tế rừng đã được người dân chú trọng phát triển, nên hàng năm, bà con trồng mới từ 50 - 60 ha rừng, nâng diện tích rừng trồng toàn xã lên gần 600 ha. Giá trị kinh tế rừng trồng mang lại ước đạt 350 triệu đồng/năm. Diện tích rừng phòng hộ với gần 1 nghìn ha được bảo vệ tốt. 

Để hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế, xã tập trung tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, dạy nghề cho hàng trăm lượt học viên là nông dân, nhằm tạo việc làm, phổ biến áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất hướng tới xóa đói giảm nghèo bền vững. Các tổ chức hội, đoàn thể đứng ra nhận ủy thác để nhân dân được vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông, Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng dư nợ đến nay đạt gần 18 tỷ đồng.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ xã An Phú đã đề ra những mục tiêu cơ bản: thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng/năm; tổng đàn gia súc đạt 7.381 con; giảm tỷ lệ hộ nghèo 4%/năm... Với những quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, sẽ là nền tảng vững chắc để Đảng bộ xã An Phú vững tin bước vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong nhiệm kỳ mới.

Hà Linh

Các tin khác
Đồng bào Mông xã Suối Giàng (Văn Chấn) thu hái chè Shan tuyết.

YBĐT - Bên cạnh cây chè vùng thấp, Yên Bái có giống chè Shan tuyết trồng trên núi bốn mùa mây phủ, búp to, phủ tuyết trắng. Chè có đủ 18 vị đầu đẳng của chè trên thế giới!

YBĐT - Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của thị xã Nghĩa Lộ đạt 27 triệu đồng/người/năm.

Những cây súp lơ nhìn bề ngoài phát triển tốt nhưng hầu hết bị thối giữa thân.

YBĐT - "Các loại rau cải thì bị bọ nhảy ăn hết, súp lơ thì nhìn cây rõ đẹp nhưng bị thối giữa thân, lá vàng dần rồi chết, su hào cứ vàng quạch, củ cũng chỉ bằng cái chén uống nước".

 

Ảnh minh hoạ.

Độ che phủ của rừng tăng từ 39,7% (năm 2011) lên 40,43% năm 2014, dự kiến năm 2015 đạt 40,73% nhưng ​kết quả không đạt so với mục tiêu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục