Văn Chấn tái cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/4/2016 | 9:35:28 AM

YBĐT - Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, đang được huyện Văn Chấn đặc biệt quan tâm bằng những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho những năm tiếp theo.

Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn kiểm tra kênh mương nội đồng tại thị trấn Nông trường Liên Sơn.
Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn kiểm tra kênh mương nội đồng tại thị trấn Nông trường Liên Sơn.

Với mục tiêu thúc đẩy nông - lâm nghiệp phát triển, nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác, những năm qua, huyện Văn Chấn đã tập trung mọi nguồn lực thực hiện tái cơ cấu ngành nông lâm nghiệp, chú trọng xây dựng phương án sản xuất theo lịch thời vụ, cơ cấu diện tích cây trồng, vật nuôi theo đúng tiến độ sản xuất… góp phần để ngành nông lâm nghiệp tăng trưởng 5%/năm theo kế hoạch đề ra.

Văn Chấn là huyện có địa bàn rộng với 28 xã và 3 thị trấn. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, huyện đã chia thành 3 tiểu vùng kinh tế: cánh đồng Mường Lò 12 xã có diện tích tương đối bằng phẳng, tập trung cho sản xuất lúa gạo với diện tích ruộng nước trên 2.400 ha, kết hợp với chăn nuôi; vùng ngoài 9 xã, tập trung cho phát triển đồi rừng, trồng cây ăn quả có múi như: cam, quýt và trồng lúa nước; vùng thượng huyện 10 xã, với tiềm năng đất đai lâm sản, khoáng sản, kết hợp với chủ lực là chăn nuôi đại gia súc.

Quan điểm là phát triển nông  - lâm nghiệp gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; cải thiện môi trường sống; nâng cấp kết cấu hạ tầng; khuyến khích phát triển nhằm nâng cao đời sống tinh thần và quan hệ xã hội ở nông thôn.

Để đạt được những yêu cầu đặt ra, huyện đã chú trọng nâng cao tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, hợp lý về cơ cấu và hiệu quả trong sản xuất.

Năm 2010, Văn Chấn gieo cấy 8.072 ha lúa nước, năm 2015, tăng lên 8.226 ha (tăng 154 ha so với năm 2010), diện tích trồng  cây vụ 3 trên đất 2 vụ lúa năm 2010 là 2.100 ha, năm 2015, đạt trên 2.500 ha.

Diện tích cây màu cũng tăng đáng kể: cây ngô cả năm gieo trồng đạt 6.067 ha, khoai lang 265 ha và rau đậu các loại 522 ha. Tổng sản lượng lương thực năm 2015 đạt 63.829 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 412 kg/năm.

Cùng với tập trung sản xuất cây lương thực, huyện đã chỉ đạo các xã chăm sóc 4.950 ha chè, hàng năm cải tạo 300 ha chè già cỗi bằng các giống chất lượng cao như: chè Shan, chè lai LDP1, LDP2…, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 45.000 tấn.

Diện tích cây ăn quả có trên với 2.400 ha, trồng tập trung ở các xã vùng ngoài như: thị trấn Nông trường Trần Phú, xã Thượng Bằng La, Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Bình Thuận… sản lượng quả tươi đạt 12.500 tấn/năm. Sản xuất lâm nghiệp được chú trọng, hàng năm huyện chỉ đạo các xã đưa vào trồng mới trên 3.000 ha, nâng diện tích đất có rừng lên 64.247 ha, độ che phủ của rừng đạt 52,5%.

Đồng chí Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: “Để thúc đẩy kinh tế nông lâm - nghiệp phát triển, từ năm 2010 đến nay, huyện còn thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp, chăn nuôi với số tiền trên 60,7 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ phát triển vùng hàng hóa trên 10,4 tỷ đồng; hỗ trợ các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn trên 26,5 tỷ đồng; khắc phục thiên tai trên 9,4 tỷ đồng, thực hiện đề án chăn nuôi trâu bò gần 1 tỷ đồng".

Được biết, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn nhân dân còn được hỗ trợ giống lúa, ngô, đậu tương, khoai lang, khoai tây... Các mô hình kinh tế xây dựng ở từng vùng đều được đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng, tạo mối liên kết 4 nhà góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 38,97% năm 2011 xuống còn 20,62% năm 2015…

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, đang được huyện Văn Chấn đặc biệt quan tâm bằng những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho những năm tiếp theo. Lĩnh vực trồng trọt điều chỉnh tập trung vào một số cây trồng mũi nhọn; lĩnh vực chăn nuôi tiến tới trở thành ngành sản xuất chính; nuôi trồng thủy sản giữ vai trò mũi nhọn và lâm nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn được xem là “chìa khóa” để người dân vừa có việc làm, tăng thu nhập và vững tâm với nghề, đảm bảo cuộc sống.

Thạch Phong

Các tin khác
Người dân huyện Trấn Yên thu hái dâu.
(Ảnh: Phạm Minh)

YBĐT - Theo thống kê, huyện Trấn Yên hiện có 241,4 ha dâu tập trung tại các xã như: Tân Đồng 100,6 ha, Báo Đáp 54 ha, Việt Thành 63 ha, Đào Thịnh 9,5 ha, Hòa Cuông 2,4 ha, Nga Quán 4 ha, Minh Quân 1 ha, Quy Mông 4,5 ha và Y Can 2,4 ha.

YBĐT - Doanh thu bán lẻ hàng hóa 3 tháng đầu năm 2016 của thị xã Nghĩa Lộ đạt trên 211 tỷ đồng. Giá cả các mặt hàng cơ bản ổn định, chỉ tăng nhẹ ở một số mặt hàng như: thực phẩm tươi sống và bánh kẹo.

Nhiều đại biểu Quốc hội cho biết, vấn đề thường được cử tri lo lắng và đặc biệt quan tâm là chính sách đầu tư cho nông nghiệp trong thời gian tới.

Quang cảnh Hội nghị

YBĐT- Chiều 1/4, Sở Giao thông Vận tải Yên Bái tổ chức triển khai công tác phòng, chống thiên tai và đảm bảo giao thông năm 2016; triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục