Bước chuyển ở Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/4/2016 | 3:05:46 PM

YBĐT - Trước đây nói đến Mù Cang Chải, là nghĩ đến một địa danh vùng cao xa xôi, hẻo lánh, nghèo nàn và lạc hậu. Nhưng nay, đã lùi dần trong quá khứ màu hoa anh túc, nhà tranh, vách nứa, cái đói, cái khổ của đồng bào dân tộc Mông.

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải chia sẻ niềm vui với bà con người Mông về thành công trong việc đưa giống ngô mới vào trồng.
Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải chia sẻ niềm vui với bà con người Mông về thành công trong việc đưa giống ngô mới vào trồng.

Hôm nay, Mù Cang Chải như một nhành ban trắng của núi rừng Tây Bắc đang bừng lên trong nắng sớm, tràn đầy sức sống, tạo thế và lực mới góp phần cùng với các địa phương khác trong cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Có được kết quả ấy là nhờ chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của huyện trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, đặc biệt là sản xuất vụ đông xuân.

Tại Đại hội lần thứ XII huyện Mù Cang Chải tháng 12/1988, Đảng bộ huyện đã chủ trương tập trung chỉ đạo thâm canh cây lúa, thay đổi giống lúa cũ bằng giống mới ngắn ngày, sức chống chịu tốt, năng suất cao. Đẩy mạnh khai thác sử dụng phân vô cơ và nguồn phân hữu cơ trong trồng trọt, rà soát hệ thống mương thủy lợi đầu tư cải tạo, nâng cấp đảm bảo nước tưới sản xuất 2 vụ.

Thực hiện thí điểm sản xuất vụ đông xuân đối với những chân ruộng 1 vụ tại các xã khu I, khu vực trung tâm huyện và một số xã của khu IV, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng đối với các giống lúa lai, ngô lai, lúa mạch, đậu tương, năng suất đạt từ 2 - 2,5 tấn/ha so với các loại giống truyền thống của địa phương.

Từ việc trồng thử nghiệm thành công các loại cây trồng vụ đông trên địa bàn huyện, Đảng bộ huyện xác định sản xuất vụ đông xuân, đặc biệt cây lúa được coi là một trong những cách làm chủ yếu góp phần thiết thực trong công tác xóa đói, giảm nghèo của huyện, được nhân dân đón nhận và hưởng ứng thực hiện.

Với quyết tâm chính trị và sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể tạo chuyển biến từ nhận thức thành hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc tham gia sản xuất vụ đông xuân mà năm 2010, tổng sản lượng lương thực có hạt vụ đông xuân đạt trên 5.600 tấn, vượt 3,3% kế hoạch; đến năm 2015, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 33.000 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 600kg/người/năm, tăng 7.200 tấn so với Nghị quyết đề ra. Trong 13 xã của huyện thì Nậm Có, Cao Phạ, Khao Mang và Hồ Bốn là những xã có diện tích lúa đông xuân nhiều nhất.

Ông Vàng A Su - Bí thư Chi bộ bản Khao Mang, xã Khao Mang cho biết: “Năm nào tôi cũng vận động gia đình làm vụ đông xuân. Từ việc cấy hết diện tích và tích cực chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh mà thu hoạch hàng năm đều đạt từ 60 - 70 bao thóc. Mình là cán bộ, đảng viên, mình phải làm gương cho mọi người noi theo, như thế thì tuyên truyền, vận động nhân dân mới tin tưởng vào mình chứ”.

Còn anh Lý Tha Rùa - bản Lìm Mông, xã Cao Phạ thì cho biết: “Làm vụ đông xuân được nhiều lúa lắm đấy, chỉ vất vả một tí thôi, vì lúc đó trời rét mà, cái nước nó lạnh lắm, nhiều người không muốn cầm cái cuốc, cái xẻng đi xuống ruộng đâu. Năm nào gia đình mình cũng cấy hết diện tích ruộng, thu hoạch được 50 - 60 bao thóc, ăn không hết, dư thừa để chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình”.

Ông Hờ A Dao - bản Trống Là, xã Hồ Bốn thì phấn khởi: “Gia đình tôi có ít ruộng thôi chỉ khoảng 500 m2, khi chưa làm vụ lúa đông xuân thì đói lắm, cứ đến mùa giáp hạt là trong nhà không có thóc ăn, phải đi làm thuê kiếm tiền mua gạo rồi phải độn thêm sắn, ngô. Từ khi được cán bộ huyện, cán bộ xã hướng dẫn làm vụ lúa đông xuân, gia đình tích cực làm theo, năm nào cũng thu hoạch được 35 - 40 bao, nhà đủ thóc ăn rồi, không còn đói nữa, gia đình có điều kiện cho con cháu đi học đầy đủ và mua sắm được các vật dụng sinh hoạt trong gia đình”.

Để triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững, nhiệm kỳ 2010 - 2015 Đảng bộ huyện đã chỉ đạo chuyển đổi 1.140 ha diện tích lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô và trồng ngô trên những chân ruộng một vụ mang lại năng suất cao. Tích cực triển khai Đề án giao rừng, cho thuê rừng, gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp. Đầu tư chăm sóc, quản lý 1.700 ha cây sơn tra, trong đó có 800 ha đã cho thu hoạch trên 2.200 tấn/năm; trên 1.400 ha cây thảo quả và trên 750 ha chè tăng thu nhập cho nhân dân.

Tuy nhiên bên cạnh những cán bộ, đảng viên, những hộ dân luôn siêng năng, học hỏi, thay đổi tư duy để vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội như Bí thư Vàng A Su, ông Rùa, ông Dao thì vẫn có một bộ phận đồng bào không chịu đổi mới tư duy, lười lao động, đặc biệt là sản xuất lúa vụ đông xuân.

Vì vậy, để công cuộc xóa đói, giảm nghèo hiệu quả, để “no ấm cái bụng” như cách nói của đồng bào thì không còn cách nào khác là phải chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tăng gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, trong đó cần đẩy mạnh thâm canh cây lúa bằng việc sản xuất vụ đông xuân hàng năm.

A Páo (Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mù Cang Chải)

Các tin khác
Các lực lượng chức năng tham gia giúp dân khắc phục hậu quả mưa bão. Ảnh minh họa

YBĐT - Sáng 5/4, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái đã tiến hành Hội nghị tổng kết công tác PCTT-TKCN năm 2015; triển khai nhiệm vụ năm 2016.

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn chấp hành tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. (Ảnh: Công nhân Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam trong giờ làm việc).

YBĐT - Cuối tháng 3/2016, các doanh nghiệp trên địa bàn phải nộp báo cáo quyết toán thuế của năm 2015. Năm nay, nhiều quy định mới có lợi cho doanh nghiệp được triển khai thực hiện.

Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn kiểm tra kênh mương nội đồng tại thị trấn Nông trường Liên Sơn.

YBĐT - Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, đang được huyện Văn Chấn đặc biệt quan tâm bằng những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho những năm tiếp theo.

Người dân huyện Trấn Yên thu hái dâu.
(Ảnh: Phạm Minh)

YBĐT - Theo thống kê, huyện Trấn Yên hiện có 241,4 ha dâu tập trung tại các xã như: Tân Đồng 100,6 ha, Báo Đáp 54 ha, Việt Thành 63 ha, Đào Thịnh 9,5 ha, Hòa Cuông 2,4 ha, Nga Quán 4 ha, Minh Quân 1 ha, Quy Mông 4,5 ha và Y Can 2,4 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục