Cần chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu gỗ trong bối cảnh hội nhập
- Cập nhật: Thứ ba, 24/5/2016 | 8:56:25 AM
Ngày 23/5, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Quỹ Châu Á phối hợp cùng Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) tổ chức buổi Tọa đàm tham vấn “Rủi ro khi xuất khẩu đồ gỗ trong bối cảnh hội nhập TPP và EVFTA”.
Hình ảnh tại buổi tọa đàm
|
Tọa đàm nằm trong khuôn khổ Chương trình Tăng cường vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong tham vấn xây dựng chính sách phát triển ngành, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Quỹ Châu Á phối hợp cùng Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) đang xây dựng Báo cáo nghiên cứu về thực trạng và giải pháp chính sách cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).
Báo cáo nghiên cứu về Thực trạng và giải pháp chính sách cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập TPP và EVFTA đã tiến hành khảo sát tại 154 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gỗ. Ông Tô Xuân Phúc, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, chế biến gỗ hiện nay còn lạc hậu quản lý đầu vào không hiệu quả. Đây là rủi ro hiện hữu của doanh nghiệp.
Còn ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Viforest lại có cái nhìn lạc quan, những cam kết trong TPP thì không có nhiều tác động lớn đến các doanh nghiệp gỗ, đơn cử những tác động về thuế. Đối với lao động thì các cam kết cũng không ảnh hưởng đến thực tiễn lao động của Việt Nam. Về các quy định quốc tế ngành gỗ cũng đã vận dụng nhiều quy định quốc tế. Đáng chú ý, trong 6 năm qua không có lô gỗ nào bị trả lại hay vi phạm các quy định. Thị trường Mỹ thì tăng qua các năm. Doanh nghiệp gỗ đã đảm bảo các quy định về luật của Mỹ. Bên cạnh đó, các quy định về giải trình của EU cũng đã được Việt Nam thực hiện.
Tại buổi tọa đàm, bà Nguyễn Thị Thu Trang –Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ hội nhập (WTO) thuộc VCCI cho biết, ngành gỗ gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ đô từ 2004, đến 2014 thì xuất khẩu được 6,2 tỷ đô, tăng 6 lần trong 10 năm. Gỗ là ngành hiếm hoi đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ trong 5 năm. Có thể thấy, ngành gỗ tăng trưởng rất nhanh và năng động.
Tuy nhiên, để tăng trưởng bền vững, ngành gỗ cần có những chính sách, quy hoạch hệ thống. Đặc biệt, những chính sách liên quan đến hội nhập như TPP, EVFTA rồi nhưng đàm phán là một câu chuyện nhưng thực thi lại là một câu chuyện khác. Cần có chính sách tốt để hỗ trợ doanh nghiệp trong vận dụng và thực thi FTA.
Nhất là cần nghiên cứu những biện pháp giúp doanh nghiệp hạn chế và vượt qua rủi ro trong bối cảnh hội nhập. Bà Thu Trang cho rằng, nói đến ngành gỗ thì không chỉ là ngành gỗ đơn thuần của 4000 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gỗ, hàng trăm ngàn lao động trong ngành gỗ mà còn là hàng triệu nông dân trồng rừng, có ảnh hưởng đến những người có thu nhập thấp thuộc vùng sâu, vùng xa. Nó còn liên quan đến an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo…. nên cần có những chính sách hợp lý để phát triển./.
(Theo ĐCSVN)
Các tin khác
YBĐT - Thời gian qua, cùng với các chương trình, dự án đầu từ của Nhà nước, Ban quản lý Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 huyện Lục Yên đã thực hiện hiệu quả nhiều công trình, tiểu dự án phát triển ở các xã khó khăn.
YBĐT - Hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải đã hình thành vùng trồng sơn tra tương đối tập trung với diện tích trên 3.000 ha.
Sáng 23-5, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, Tập đoàn General Electric (GE) và Bộ Công Thương Việt Nam đã ký kết ghi nhớ thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.
YBĐT - Từ đầu năm 2016 đến nay, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN&PTNT) huyện Yên Bình huy động được 72 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.