Sẽ tăng mạnh mức phạt hành vi sai phạm về hóa đơn
- Cập nhật: Thứ hai, 27/6/2016 | 1:55:50 PM
Tăng mức phạt tiền từ 2 - 4 triệu lên mức 4 - 8 triệu đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập.
Sẽ tăng mạnh mức phạt hành vi sai phạm về hóa đơn.
|
Bộ Tài chính đang soạn thảo dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
Theo đó, sẽ tăng gấp đôi mức phạt một số hành vi sai phạm về hóa đơn. Phạt từ 2 - 4 triệu đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo tổ chức, doanh nghiệp không đủ điều kiện đặt in hóa đơn; phạt tiền từ 20 - 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Trường hợp người bán hàng sử dụng hóa đơn trong thời gian thực hiện biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng thì người bán bị xử phạt.
Ngược lại, trường hợp người mua hàng sử dụng hóa đơn của người bán đang trong thời gian bị cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng thì người mua bị xử phạt. Tăng mức phạt tiền từ 2 - 4 triệu lên mức 4 - 8 triệu đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập...
(Theo VOV)
Các tin khác
YBĐT - Là một tỉnh miền núi nhưng trong những năm gần đây, Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách phù hợp thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và chế biến nông - lâm sản mang lại hiệu quả cao.
YBĐT - Vụ xuân năm nay, dù đối mặt với thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài nhưng nhà nông Yên Bái tiếp tục bội thu với năng suất lúa xuân ước đạt 54,32 tạ/ha, sản lượng thóc ước đạt 107.492,9 tấn.
Ngày 25-6, Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian hỗ trợ gạo được tăng từ 1,5 tháng lên tối đa 6 tháng cho ngư dân Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường.
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam Lại Hồng Thanh cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thiết lập “đường dây nóng” tại Bộ và Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, cũng như tại các địa phương nhằm tiếp nhận thông tin khai thác khoáng sản trái phép để kịp thời xử lý.