Cách phòng trị bệnh liên cầu khuẩn trên lợn
- Cập nhật: Thứ hai, 4/7/2016 | 3:01:25 PM
YBĐT - Bệnh liên cầu khuẩn là một loại bệnh rất nguy hiểm do liên cầu khuẩn Streptococcus suis gây ra, có thể lây truyền bệnh từ lợn sang người và gây tử vong. Người nhiễm bệnh cũng có triệu chứng như: viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp...
Con đường lây truyền bệnh từ lợn bệnh sang người có thể qua các vết thương ở da, đường hô hấp, tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết ở lợn bệnh. Người có nguy cơ dễ nhiễm bệnh từ lợn gồm: người làm việc ở trại chăn nuôi lợn, giết mổ gia súc, cán bộ thú y, người ăn tiết canh lợn hoặc ăn thịt lợn ốm chết.
1. Nguồn bệnh và cách lây nhiễm:
Vi khuẩn Streptococcus suis tồn tại trong phân, bụi bẩn, xác lợn và ở cả ruồi trong một thời gian dài. Bệnh có thể truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua kim tiêm nhiễm trùng. Lợn con bị lây nhiễm từ lợn mẹ qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và máu.
2. Triệu chứng bệnh:
- Quá cấp: lợn bệnh chết rất nhanh.
- Cấp tính: có biểu hiện thần kinh, liệt hai chân sau, run rẩy, co giật dẫn đến chết trong vòng 3 tuần tuổi sau cai sữa.
- Tiến triển bệnh: lợn bệnh giảm ăn, đỏ da, sốt, suy nhược, mất thăng bằng, đi khập khiễng, bại liệt, run và co giật, mù, điếc.
- Mãn tính: lợn bệnh bị viêm khớp.
- Nhiễm trùng máu ở lợn con mới sinh, gây hội chứng lợn con gầy còm. Lợn bệnh biểu hiện lúc đầu đẻ ra bình thường, 1 - 2 ngày sau ngừng bú, lờ đờ, chạm tay vào thấy lạnh và thường chết trong khoảng 12 - 24 giờ sau khi sinh.
3. Phòng bệnh:
- Thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ 2 tuần/lần; dùng Etox-pharm phun diệt ruồi với liều 1 ml/1 lít nước, 15 ngày/lần để diệt ruồi vì vi khuẩn liên cầu sống ít nhất 5 ngày ở trong cơ thể ruồi.
4. Điều trị:
Cách 1:
- Phối hợp tiêm bắp 1 ml kháng sinh Enroseptyl-L.A với 1 ml kháng khuẩn Pharseptyl-L.A tiêm cho 10 kgP/lần. Mũi đầu tiêm cho cả đàn, sau đó chỉ tiêm con ốm để diệt vi khuẩn.
- Tiêm bắp Phar-nalgin C cho lợn bệnh để giảm đau, hạ sốt.
- Cho cả đàn uống hoặc ăn Phar-C vimix, 1 g/lít nước hoặc 2g/kg thức ăn để giải độc, nâng cao sức đề kháng.
Cách 2:
- Cho cả đàn uống/ăn 5 ngày kháng sinh Ampi-col hoặc Pharamox (1g/lít nước hoặc 2kg/1tấn cám lợn vỗ béo).
- Cho uống/ăn Phartigum B, 2g/lít nước hoặc 4g/kg thức ăn để giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng.
- Đối với cá thể ốm, tiêm thêm 1 trong các loại kháng sinh sau: Pharthiocin, Bocinvet-L.A, Bocin-pharm hoặc Pharcolapi (1 ml/10 kgP, 1 lần/ngày).
Chú ý: Đo nhiệt độ trực tràng nếu lợn sốt cao trên 40oC, què, liệt chân, bỏ ăn... Tiêm kháng sinh penicilline + streptomycine cho lợn bệnh. Nếu trong vòng 2 - 3 ngày lợn bớt bệnh thì do liên cầu khuẩn gây ra.
Nguyễn Thị Nhàn (Trung tâm Khuyến nông tỉnh)
Các tin khác
YBĐT - Với mục tiêu nâng cao chất lượng vùng cam quýt, tiến tới xây dựng thương hiệu cam Văn Chấn giai đoạn 2015 - 2020, Văn Chấn đã phê duyệt Đề án phát triển vùng cam quýt tại các xã, thị trấn vùng ngoài của huyện.
Sau khi "vọt" nhanh qua mốc 36 triệu đồng/lượng, tính đến gần 10h hôm nay 4/7, giá vàng SJC đã lên sát 37 triệu đồng/lượng, tức tăng 800.000 đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua. Hiện khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đang ngang bằng nhau.
YBĐT - Ngày 3/7, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã tiếp và làm việc với Tập đoàn kinh tế Chân - Thiện - Mỹ đến tìm hiểu cơ hội đầu tư và báo cáo dự kiến các dự án mà Tập đoàn chuẩn bị đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 20/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2012/TT-NHNN quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của các máy giáo dịch tự động (ATM).