Yên Bái: Liên kết trồng tre măng Bát độ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/11/2016 | 7:12:15 AM

YBĐT - Mới trồng trên địa bàn tỉnh Yên Bái được gần 10 năm, đến nay, tre măng Bát độ đã trở thành cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nhiều hộ dân. Đây chính là hiệu quả của việc liên kết “4 nhà” (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp) trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tre măng Bát độ.

Đồng bào Mông xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên học cách trồng tre măng Bát độ.
Đồng bào Mông xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên học cách trồng tre măng Bát độ.

Thực tế cho thấy, tre măng Bát độ được trồng tại các xã thuộc các huyện: Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình, Văn Chấn hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với một số cây trồng khác. Trung bình mỗi héc - ta tre măng Bát độ, người dân thu về khoảng 50 triệu đồng. Bà Mai Thị Liêu - thôn Đa Khánh, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên cho biết: “Cây tre măng Bát độ không khó trồng, dễ chăm sóc nên chỉ cần có đất và chịu khó lao động là có thể làm giàu từ cây trồng này”.

Hiện, diện tích tre măng Bát độ của tỉnh đạt gần 2.400 ha, sản lượng đạt 87.000 tấn/năm. Tre măng Bát độ bước đầu đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm tre măng Bát độ, bước đầu tỉnh đã triển khai nhiều chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm tre măng Bát độ như: Công ty TNHH Vạn Đạt, Hợp tác xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên…

Qua đó, đã gắn kết vùng nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và tạo thêm việc làm cho nhiều hộ dân. Để tạo thuận lợi cho người dân khi bán sản phẩm, các doanh nghiệp đã bố trí các điểm thu mua tại hầu hết các xã có trồng tre măng Bát Độ; đồng thời, ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho các hộ dân thuộc vùng quy hoạch từ năm 2006 đến nay.

Hiện, tỉnh đã có chủ trương xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung thuận lợi cho đầu tư sản xuất kinh doanh, gắn vùng nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật, các chính sách thu hút đầu tư để khuyến khích người dân và các doanh nghiệp tham gia trồng, chế biến, xuất khẩu tre măng Bát độ.

Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, tre măng Bát độ được xác định là một  trong 6 loại cây trồng cần tập trung đầu tư phát triển với mục tiêu phát triển nhanh, bền vững; từng bước gắn vùng nguyên liệu với chế biến hình thành chuỗi giá trị sản xuất và nâng cao giá trị, phát huy lợi thế của từng vùng.

Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh sẽ hình thành được vùng sản xuất tre măng Bát độ tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô hơn 6.000 ha; hàng năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước từ 100.000 - 120.000 tấn măng tươi.

Đối với những hộ dân có diện tích trồng tre măng Bát độ mới từ 0,5 ha trở lên ở huyện Trấn Yên sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng/ha và không quá 3 triệu đồng/ha đối với những hộ trồng măng tre Bát độ ở các huyện: Lục Yên, Văn Yên, Yên Bình.

Từ những kết quả đạt được, có thể khẳng định, sự liên kết của “4 nhà” trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tre măng Bát độ đã góp phần xây dựng, phát triển vùng tre măng Bát độ tập trung, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Đồng thời, giúp người dân từng bước thay đổi tư duy sản xuất, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo tiền đề để tỉnh hoàn thành đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian sớm nhất.

Hồng Oanh

Các tin khác
Các tuyến đường được bê tông hóa giúp cho việc vận chuyển nông lâm sản của người dân đi tiêu thụ thuận lợi hơn trước nhiều.

YBĐT - Trong năm 2015 và 2016, cùng với sự đầu tư của Nhà nước từ nguồn vốn Chương trình 135 và vốn kích cầu, nhân dân xã Hưng Khánh (Trấn Yên) đã đóng góp bằng tiền và công lao động để tu sửa, mở rộng nâng cấp trên 20 tuyến đường.

Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải phối hợp với các xã tuyên truyền các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tới người dân.

YBĐT - Mùa khô hanh năm 2014 - 2015, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải không có vụ cháy rừng nào xảy ra nhưng trong mùa khô hanh năm 2015 - 2016, trên địa bàn huyện đã xảy ra 5 vụ cháy liên tiếp từ ngày 9 - 23/3/2016, làm thiệt hại hàng trăm héc-ta rừng. Huyện đã phải huy động hàng nghìn lượt người tham gia chữa cháy không để lửa cháy lan vào các khu rừng lân cận.

Người dân thôn An Hòa chăm sóc quế giống chuẩn bị cho vụ trồng tới.

YBĐT - Xã Y Can, huyện Trấn Yên có diện tích tự nhiên 3.524 ha thì có 2.900 ha đất rừng. Trừ 150 ha rừng khoanh nuôi bảo vệ, toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp ở đây đã được phủ kín bằng cây keo, bồ đề và quế. Riêng quế đã phát triển tới gần 900 ha và đang trở thành cây mũi nhọn làm giàu cho người dân.

Người dân xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu làm tốt công tác bảo vệ rừng.

YBĐT -  Khác hẳn với những gì trước đây, đường lên xã vùng cao đặc biệt khó khăn này giờ đã đỡ vất vả hơn rất nhiều. Nhiều công trình điện, đường, trường, trạm, trụ sở làm việc, nhà ở được xây mới khang trang.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục