Bộ Tài chính đề nghị địa phương bình ổn giá dịp Tết Đinh Dậu 2017

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/11/2016 | 7:55:04 AM

Bộ Tài chính đề nghị các địa phương triển khai chương trình bình ổn thị trường, giá cả phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá, đầu cơ,... gây tăng giá cục bộ những tháng cuối năm 2016 và dịp Tết Đinh Dậu 2017.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bộ Tài chính vừa gửi văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường biện pháp quản lý, bình ổn thị trường giá cả, kiềm chế lạm phát.

Theo Bộ Tài chính, từ nay đến cuối năm, công tác điều hành giá còn nhiều áp lực do các yếu tố như nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp lễ, Tết; diễn biến thất thường của thời tiết tác động tới giá lương thực, thực phẩm; giá xăng dầu thế giới có xu hướng hồi phục; việc tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại một số địa phương theo lộ trình thị trường.

Do vậy, để góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2016 (kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng ở mức dưới 5%), Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Công Thương và các sở, ban ngành chức năng, các doanh nghiệp trên địa bàn rà soát, đánh giá lại nhu cầu và nguồn cung hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn những tháng cuối năm 2016 và dịp Tết Đinh Dậu 2017.

Đồng thời, chủ động xây dựng phương án bảo đảm cân đối cung - cầu, tập trung vào những mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, đáp ứng trực tiếp nhu cầu của người dân. Triển khai chương trình bình ổn thị trường, giá cả phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá, đầu cơ,... gây tăng giá cục bộ trong các dịp lễ, Tết.

Các địa phương xảy ra bão lũ cần có biện pháp bình ổn giá kịp thời theo quy định tại Luật Giá đối với những mặt hàng thiết yếu trên địa bàn.

Cùng với đó, các địa phương chủ động theo dõi sát tình hình giá cả thị trường và diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại địa phương (nhất là đối với các địa phương có CPI 10 tháng đầu năm tăng cao hơn CPI chung của cả nước) để kịp thời có biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật nhằm bình ổn thị trường, giá cả, kiềm chế tốc độ tăng CPI của địa phương.

Mặt khác, tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về giá trên địa bàn; xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm, lợi dụng thời gian cao điểm để tăng giá, phí tùy tiện, trái pháp luật hoặc tăng giá dây chuyền khi yếu tố hình thành giá không có biến động lớn.

Kiểm soát chặt chẽ phương án giá và mức giá đối với hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá; hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước đặt hàng giao kế hoạch; hàng hóa, dịch vụ được mua sắm từ nguồn ngân sách địa phương; hàng hóa, dịch vụ còn được trợ cước, trợ giá theo thẩm quyền; đánh giá kỹ tác động của việc điều chỉnh giá (nếu có) đến tình hình kinh tế xã hội và CPI của địa phương để có phương án và lộ trình điều chỉnh phù hợp, tránh điều chỉnh vào cùng một thời điểm đẩy CPI tăng cao.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Lượng lớn rác thải ùn ứ, tồn đọng trước cửa cống nối bãi rác khổng lồ với kênh dẫn nước đổ trực tiếp ra cảng Tân Sơn.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Cán bộ thú y xã Tân Hương, huyện Yên Bình phun thuốc tiêu độc, khử trùng phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

YBĐT - Dịp cuối năm là thời điểm giao mùa, thời tiết hanh khô, sức đề kháng của vật nuôi kém, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển mạnh. Để bảo vệ đàn vật nuôi huyện Yên Bình không ngừng tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền cho người chăn nuôi nâng cao ý thức tự giác, chủ động phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Đồng bào Mông xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên học cách trồng tre măng Bát độ.

YBĐT - Mới trồng trên địa bàn tỉnh Yên Bái được gần 10 năm, đến nay, tre măng Bát độ đã trở thành cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nhiều hộ dân. Đây chính là hiệu quả của việc liên kết “4 nhà” (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp) trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tre măng Bát độ.

Các tuyến đường được bê tông hóa giúp cho việc vận chuyển nông lâm sản của người dân đi tiêu thụ thuận lợi hơn trước nhiều.

YBĐT - Trong năm 2015 và 2016, cùng với sự đầu tư của Nhà nước từ nguồn vốn Chương trình 135 và vốn kích cầu, nhân dân xã Hưng Khánh (Trấn Yên) đã đóng góp bằng tiền và công lao động để tu sửa, mở rộng nâng cấp trên 20 tuyến đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục