Yên Bình: Tăng cường phòng bệnh cho vật nuôi những tháng cuối năm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/11/2016 | 7:14:00 AM

YBĐT - Dịp cuối năm là thời điểm giao mùa, thời tiết hanh khô, sức đề kháng của vật nuôi kém, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển mạnh. Để bảo vệ đàn vật nuôi huyện Yên Bình không ngừng tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền cho người chăn nuôi nâng cao ý thức tự giác, chủ động phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Cán bộ thú y xã Tân Hương, huyện Yên Bình phun thuốc tiêu độc, khử trùng phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Cán bộ thú y xã Tân Hương, huyện Yên Bình phun thuốc tiêu độc, khử trùng phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Là một hộ chăn nuôi điển hình của xã Tân Hương, lúc nào trong chuồng cũng có gần 700 con gà, 200 con vịt. Những năm qua, gia đình bà Phạm Thị Thu, thôn Loan Hương luôn chú trọng vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi bằng việc thực hiện khử trùng tiêu độc định kỳ 6 tháng 1 lần.

Để có thêm kiến thức phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, bà Thu thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi được tổ chức tại xã và áp dụng những kiến thức đã học vào sản xuất. Nhờ tập trung cao cho công tác vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh, nên đàn gia cầm của bà Thu luôn phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập gần trăm triệu đồng/năm. Cũng như gia đình bà Phạm Thị Thu, gia trại của ông Lương Xuân Bái, thôn Yên Thắng hiện có trên 20 con lợn thịt, bình quân mỗi năm xuất 3 lứa lợn, thu về khoảng 100 triệu đồng, chưa trừ chi phí.

Ông Bái cho biết: “Lợn là giống vật nuôi dễ bị mắc dịch bệnh, nên phòng dịch là yếu tố rất quan trọng. Khi phát hiện vật nuôi có hiện tượng nhiễm bệnh, tôi lập tức thông báo cho cán bộ thú y xã đến tìm ra những biện pháp khắc phục giúp gia đình. Bên cạnh đó, đàn lợn của gia đình được tiêm định kỳ 4 loại vacxin phòng bệnh gồm vacxin phòng dịch tả, tai xanh, phó thương hàn, tụ huyết trùng... nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh cho vật nuôi”.

Thời gian qua, công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Yên Bình tương đối ổn định. Các bệnh như: tai xanh, lở mồm long móng, cúm gia cầm… không xảy ra. Một số bệnh thông thường khác có xảy ra lẻ tẻ, quy mô nhỏ nhưng không phát triển thành dịch. Được biết, huyện Yên Bình có tổng đàn trâu, bò trong diện phải tiêm phòng là trên 15.000 con, đàn lợn trên 55.000 con và trên 600.000 con gia cầm.

Để triển khai tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, Trạm Thú y huyện đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn rà soát, kiểm tra các điểm kinh doanh, giết mổ và chăn nuôi gia súc, gia cầm; thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; tổ chức phun tiêu độc, khử trùng môi trường và tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc, gia cầm đợt I năm 2016 tại 26 xã, thị trấn với tổng số hơn 37.000 liều vacxin các loại, đạt 80% kế hoạch trong năm 2016, tập trung phòng chống các bệnh như: tai xanh ở lợn, lở mồm long móng ở gia súc, dịch tả lợn...

Bên cạnh đó, Trạm còn tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra các điểm kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi, giết mổ; kiểm soát, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật vận chuyển vào địa bàn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tuy nhiên, trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi vẫn còn gặp một số khó khăn. Việc chấp hành Luật Thú y không triệt để, một số người dân còn chủ quan, chưa thực hiện tiêm phòng bắt buộc cho động vật theo định kỳ; nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông gia súc, gia cầm gây khó khăn trong công tác tiêm phòng…

Ông Vũ Văn Thắng - Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Yên Bình cho biết: Hiện là thời điểm cuối năm nên việc vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm tăng mạnh, nguy cơ xảy ra dịch bệnh là rất lớn. Để làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, Trạm sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là dịch lở mồm long móng gia súc, dịch tai xanh trên đàn lợn và dịch cúm gia cầm; chủ động tiêm vacxin phòng dịch cho vật nuôi theo kế hoạch của tỉnh; tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ tại các điểm giết mổ, các chợ buôn bán động vật, sản phẩm động vật…

Từ nay đến cuối năm, để hoàn thành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi trên địa bàn trong năm 2016, Trạm tiếp tục cử cán bộ bám sát các địa bàn để kiểm tra, giám sát những vùng có khả năng cao xuất hiện dịch bệnh, đặc biệt các xã có tập trung chăn nuôi nhiều như: Vĩnh Kiên, Văn Lãng, Tân Hương... phối hợp với các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về cách chăm sóc đàn vật nuôi khi thời tiết chuyển mùa.

Hải Hà

Các tin khác
Đồng bào Mông xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên học cách trồng tre măng Bát độ.

YBĐT - Mới trồng trên địa bàn tỉnh Yên Bái được gần 10 năm, đến nay, tre măng Bát độ đã trở thành cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nhiều hộ dân. Đây chính là hiệu quả của việc liên kết “4 nhà” (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp) trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tre măng Bát độ.

Các tuyến đường được bê tông hóa giúp cho việc vận chuyển nông lâm sản của người dân đi tiêu thụ thuận lợi hơn trước nhiều.

YBĐT - Trong năm 2015 và 2016, cùng với sự đầu tư của Nhà nước từ nguồn vốn Chương trình 135 và vốn kích cầu, nhân dân xã Hưng Khánh (Trấn Yên) đã đóng góp bằng tiền và công lao động để tu sửa, mở rộng nâng cấp trên 20 tuyến đường.

Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải phối hợp với các xã tuyên truyền các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tới người dân.

YBĐT - Mùa khô hanh năm 2014 - 2015, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải không có vụ cháy rừng nào xảy ra nhưng trong mùa khô hanh năm 2015 - 2016, trên địa bàn huyện đã xảy ra 5 vụ cháy liên tiếp từ ngày 9 - 23/3/2016, làm thiệt hại hàng trăm héc-ta rừng. Huyện đã phải huy động hàng nghìn lượt người tham gia chữa cháy không để lửa cháy lan vào các khu rừng lân cận.

Người dân thôn An Hòa chăm sóc quế giống chuẩn bị cho vụ trồng tới.

YBĐT - Xã Y Can, huyện Trấn Yên có diện tích tự nhiên 3.524 ha thì có 2.900 ha đất rừng. Trừ 150 ha rừng khoanh nuôi bảo vệ, toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp ở đây đã được phủ kín bằng cây keo, bồ đề và quế. Riêng quế đã phát triển tới gần 900 ha và đang trở thành cây mũi nhọn làm giàu cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục