Tái đàn vật nuôi gắn với phòng dịch bệnh

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/11/2016 | 8:21:55 AM

YBĐT - Hiện nay, người chăn nuôi đang tập trung phát triển đàn gia, súc gia cầm để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong dịp tết. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thường bùng phát nên các hộ chăn nuôi cần tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh.

Trang trại chăn nuôi của gia đình ông Nguyễn Văn Lan, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên.
Trang trại chăn nuôi của gia đình ông Nguyễn Văn Lan, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Theo các chủ hộ chăn nuôi, hiện nay chăn nuôi đang có nhiều yếu tố thuận lợi, vì trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm đối với gia súc, gia cầm. Giá hầu hết các loại giống gia súc, gia cầm đều ổn định.

Bên cạnh đó, giá thức ăn cũng đã chững lại, thậm chí sẽ giảm giá vì nguyên vật liệu đầu vào phong phú nên người chăn nuôi có lãi. Thời điểm này, người chăn nuôi đang tích cực chuẩn bị con giống, thức ăn chăn nuôi "vỗ béo" đàn gia súc, gia cầm để đáp ứng nhu cầu thực phẩm tăng cao vào dịp cuối năm và tết Nguyên đán.

Anh Tạ Ngọc Hà ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình cho biết: “Hiện gia đình tôi có gần 100 con lợn thịt và 6 con lợn nái. Năm nay, đầu ra ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tốt nên người chăn nuôi có thu nhập khá. Hiện tại, giá lợn xuất tại chuồng đang trên 40.000 đồng/kg. Với giá này, trung bình mỗi đầu lợn sau khi xuất chuồng trừ chi phí còn lãi gần 700.000 đồng. Hiện gia đình đang tập trung vỗ béo đàn lợn phục vụ nhu cầu tăng cao trong dịp tết”.

Ông Nguyễn Văn Lan - một chủ trang trại chăn nuôi ở xã Đông Cuông, huyện Văn Yên cũng cho biết: “Theo kinh nghiệm của tôi, từ giờ đến cuối năm, giá lợn sẽ tương đối ổn định do nhu cầu tiêu dùng của thị trường lớn. Bởi vậy, gia đình tôi tập trung phát triển đàn lợn, chuẩn bị cho lứa lợn bán tết”. Không chỉ các hộ chăn nuôi lợn, hiện nhiều chủ hộ chăn nuôi gia cầm cũng đang tích cực phát triển đàn gà đảm bảo chất lượng cung ứng cho dịp tết.

Bà Đỗ Thị Mận ở phường Minh Tân, thành phố Yên Bái cho biết: “Hiện nay, giá gà ta thả vườn từ 90 - 110.000 đồng/kg; gà nuôi trang trại giá 80.000 - 85.000 đồng/kg. Thường thì dịp cuối năm, đặc biệt dịp tết, giá gia cầm tiếp tục tăng khoảng 120.000 - 130.000 đồng/kg. Hiện nay, gia đình tôi đang nuôi đàn gà trên 400 con để bán vào dịp tết”.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện tổng đàn gia súc chính toàn tỉnh đạt 635.631 con; trong đó, đàn trâu 103.900 con, đàn bò 22.028 con, đàn lợn 509.703 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng gia súc chính đạt 32.800 tấn. Dự ước, năm 2016, tổng đàn gia súc chính đạt mốc 662.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt trên 40.300 tấn; giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt trên 1.600 tỷ đồng.

Mặc dù sản xuất chăn nuôi đang có nhiều yếu tố thuận lợi, tuy nhiên, theo khuyến cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, thời tiết thay đổi, nhiệt độ môi trường lạnh, tạo điều kiện cho nhiều loại mầm bệnh tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm tăng trong những tháng cuối năm cũng là nguyên nhân dễ làm bùng phát dịch.

Ông Đàm Duy Đức - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: “Để chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chúng tôi đã chỉ đạo cán bộ thú y cơ sở tăng cường giám sát dịch bệnh tại cơ sở; triển khai kế hoạch tiêm phòng vắc - xin trên đàn trâu, bò; phun tiêu độc khử trùng phòng chống cúm gia cầm đợt 2".

"Ngoài ra, tiêm bổ sung vắc - xin định kỳ trên đàn vật nuôi; tăng cường kiểm tra giám sát kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức kiến thức phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm tới người chăn nuôi; giám sát và phát hiện kịp thời các trường hợp dịch bệnh để xử lý ngay, tránh lây lan ra diện rộng”. Ông Đức nói.

Bên cạnh đó, người chăn nuôi cũng cần chủ động chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi, thực hiện đầy đủ các hướng dẫn, khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn như: phòng, chống rét cho đàn vật nuôi bằng cách gia cố, che chắn chuồng nuôi, giữ ấm cho vật nuôi, không chăn thả trâu, bò khi nhiệt độ ngoài trời dưới 15oC.

Đồng thời, tăng cường dinh dưỡng, khẩu phần thức ăn, bổ sung Vitamin và khoáng chất cho vật nuôi nhằm tăng sức đề kháng; thường xuyên dọn vệ sinh, phun tiêu độc, khử trùng chuồng trại và chú trọng tiêm phòng bổ sung cho vật nuôi mới nhập đàn.

 Văn Thông

Các tin khác
Nhiều hộ dân ở Văn Chấn đã có thu nhập cao từ cây ăn quả có múi.

YBĐT - Thời điểm này, một số loại cây ăn quả có múi ở huyện Văn Chấn đã bước vào vụ thu hoạch. Năm nay, tuy thời tiết không thuận lợi nhưng năng suất một số vùng cam, quýt lại tăng hơn so với các năm trước và được giá, đã giúp nhiều hộ dân thu nhập cao.

Mô hình chăn nuôi lợn ở xã Hán Đà (huyện Yên Bình) mang lại hiệu quả kinh tế.

YBĐT - Những hộ dân chăn nuôi bò từ 10 con trở lên, nuôi lợn từ 100 con trở lên, nuôi gà từ 1.000 con ở xã Hán Đà đều đã nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước.

YBĐT -  Bỏ vị trí Giám đốc Công ty máy tính Yên Hà có trụ sở tại thành phố Yên Bái, hiện Nguyễn Ngọc Linh là chủ trang trại 1.500 con gà Đông tảo ở thôn 2, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái. 

ảnh minh họa

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường vừa cho biết đến thời điểm này, đã có 23 trạm thu phí BOT trên toàn quốc thực hiện việc giảm phí đường bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục