Văn Chấn phát triển chăn nuôi gia súc vùng cao

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/12/2016 | 1:46:25 PM

YBĐT - Một vài năm trở lại đây, huyện Văn Chấn đã có nhiều cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa và thị trường khá hiệu quả. Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, nay người dân đã biết đầu tư chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại, có đầu tư lớn và ứng dụng kỹ thuật chuyên sâu, rút ngắn chu kỳ sản xuất.

Mô hình chăn nuôi bò lai F1 BBB mở ra hướng đi mới cho người dân xã Phù Nham.
Mô hình chăn nuôi bò lai F1 BBB mở ra hướng đi mới cho người dân xã Phù Nham.

Là một huyện có tiềm năng, lợi thế về đất đai để chăn nuôi đại gia súc, nhất là trâu, bò, đặc biệt là các xã vùng cao, vùng thượng huyện như: Nậm Búng, Gia Hội, Tú Lệ, Nậm Mười, Suối Quyền, An Lương... Tính đến đầu năm 2015, toàn huyện có 25.000 con trâu, bò; trong đó, các xã vùng cao, vùng thượng huyện có 11.398 con (9.132 con trâu, 2.266 con bò), chiếm 45,5% tổng đàn trâu, bò toàn huyện, 55% số hộ trong vùng phát triển chăn nuôi trâu, bò để phát triển kinh tế gia đình, trong đó số hộ gia đình chăn nuôi từ 5 con trở lên là 350 hộ.

Qua đó cho thấy, chăn nuôi trâu, bò chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, nguồn thức ăn cho trâu, bò hầu hết vẫn dựa vào nguồn cỏ tự nhiên là chính, chưa tận dụng lợi thế về đất đai để trồng cỏ phát triển chăn nuôi. Những năm gần đây, một số lớn diện tích đất đồi trống trong vùng đã được trồng rừng sản xuất hoặc chuyển đổi để mở rộng trồng các cây trồng khác như chè, ngô, chuyển cho Công ty Cao su Yên Bái nên các bãi chăn thả dần thu hẹp lại. Việc chăn thả trâu, bò tự do đang phát sinh nhiều phức tạp, khiến một số hộ chăn nuôi trong vùng phải bán bớt trâu, bò hoặc không chăn nuôi nữa.

Bên cạnh đó, việc làm chuồng trại chưa được các hộ chăn nuôi quan tâm, ở các xã vùng cao còn 2.000 hộ chưa có chuồng trại, số còn lại có chuồng nhưng cũng không bảo đảm. Đó cũng là lý do khi mà tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài bất thường, vào mùa đông thức ăn khan hiếm, trâu, bò không được bổ sung thức ăn nên gầy yếu, dễ mắc bệnh hoặc bị chết rét đã ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển đàn gia súc trong khu vực. Trong 5 năm trở lại đây, toàn huyện đã có trên 2.100 con trâu, bò bị chết rét thì có đến 1.500 con (71%) thuộc các xã vùng cao, thượng huyện.

Trước thực trạng đó, huyện đã có nhiều cơ chế chính sách, đẩy mạnh tuyên truyền vận động các hộ phát triển chăn nuôi trâu, bò ở các xã vùng cao, vùng thượng huyện; tập trung khai thác tiềm năng lợi thế về đất đai, về nhân lực để phát triển đàn trâu, bò theo hướng hàng hóa; chuyển đổi tập quán chăn nuôi phù hợp, nâng cao hiệu quả kinh tế, đưa chăn nuôi trâu, bò trở thành một trong những nguồn thu nhập chính trong cơ cấu tổng giá trị sản phẩm xã hội các xã vùng cao thượng huyện; chuyển đổi hình thức chăn nuôi trâu, bò từ chăn thả tự do sang bán chăn thả cho phù hợp với điều kiện sản xuất; áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi trâu, bò nhằm đạt hiệu quả cao, tiến tới chăn nuôi trâu, bò tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển bền vững. Huyện còn hỗ trợ một lần cho hộ gia đình chăn nuôi với quy mô từ 10 con trâu, bò trở lên với mức 15 triệu đồng/cơ sở; hỗ trợ một lần cho hộ gia đình, nhóm hộ chăn nuôi trâu, bò với quy mô từ 20 con trâu, bò với mức 25 triệu đồng/cơ sở; hỗ trợ một lần cho hộ gia đình, nhóm hộ chăn nuôi với quy mô từ 30 con trâu, bò trở lên với mức 30 triệu đồng/cơ sở. Như làn gió mát, các hộ dân vùng cao tích cực đăng ký chăn nuôi, tính từ đầu năm đến nay, đã có 53 cơ sở chăn nuôi được hình thành và phát triển.

Trong đó, có 30 cơ sở chăn nuôi trâu, bò quy mô 10 con trở lên (Nậm Búng 5 cơ sở, Gia Hội 11 cơ sở, Thượng Bằng La 4 cơ sở, Đại Lịch 6 cơ sở...). 4 cơ sở chăn nuôi trâu, bò quy mô 30 con/cơ sở tại Nậm Búng, Gia Hội. Đặc biệt, tại thôn Suối Quẽ, xã Phù Nham người dân trồng được 2,1 ha cỏ cùng với xây dựng hệ thống chuồng trại khá bài bản nuôi 40 con bò thịt giống BBB đã và đang mang lại hiệu quả cao. Nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đến hết tháng 10/2016, đàn gia súc phát triển mạnh, đàn trâu đạt 21.570 con, đàn bò đạt trên 5.530 con. 

Phát huy kết quả đã đạt được, năm 2017 và những năm tiếp theo, huyện Văn Chấn tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa và thị trường. Phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn trâu, bò toàn huyện đạt trên 27.525 con; trong đó, vùng cao, vùng thượng huyện đạt trên 13.000 con, tốc độ tăng đàn toàn vùng đạt 3%/năm.

Thanh Phúc

Các tin khác
Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2016 đạt trên 309.800 tấn, bằng 108,7% kế hoạch. (Ảnh: Đặng Phương Lan)

YBĐT - Năm 2016 đang dần khép lại, đánh dấu thêm một năm sản xuất nông nghiệp giành nhiều thắng lợi, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch. Đặc biệt, trong thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng đã có những bước phát triển vượt bậc, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra diện tích trồng cây cao su tại xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn.

YBĐT - Những cây cao su xanh rì, có chiều cao hơn 9m, vanh bình quân đạt 35 cm sẽ cho cạo mủ vào năm 2018, sớm hơn 1 năm so với dự kiến. Rồi đây, những dòng “vàng trắng” được thu hoạch sẽ là kết quả, là niềm vui của những người công nhân đã dồn bao nhiêu tâm huyết vào loại cây này.

Gần như chắc chắn tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường cả năm 2016 sẽ chính thức vượt qua mốc kỷ lục 300.000 chiếc.

Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tổng sản lượng bán hàng ôtô trên toàn thị trường tháng 11/2016 đạt 28.442 chiếc, chỉ nhích nhẹ 1% so với tháng liền trước trong khi sụt giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

YBĐT - 5 đội thi với 40 cán bộ công nhân viên của Phòng bán hàng đã tham gia Hội thi “Tôi là người VNPT” do Trung tâm Kinh doanh VNPT - Yên Bái tổ chức ngày 10/12/2016.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục