Chăn nuôi ở Yên Bái: Một năm thắng lợi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/12/2016 | 9:09:24 AM

YBĐT - Năm 2016 đã qua, cùng với thắng lợi toàn diện của ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái, lĩnh vực chăn nuôi được đánh giá là một năm thắng lợi lớn với tổng đàn gia súc chính đạt 679.131 con, tăng 5,53% so với cùng kỳ.

Năm 2016, giá lợn hơi ổn định, người chăn nuôi có lãi.
Năm 2016, giá lợn hơi ổn định, người chăn nuôi có lãi.

Năm 2016, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển không ngừng, các chỉ tiêu nhà nước về đầu đàn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng đều tăng so với cùng kỳ và vượt mức kế hoạch đề ra.

Tổng đàn gia súc chính năm 2016 là trâu, bò, lợn đạt 679.131 con, tăng 5,5% so với cùng kỳ, bằng 102,4%; đàn gia cầm đạt 4,48 triệu con, tăng 0,49 triệu con, tương ứng tăng 12,1% so với cùng kỳ.

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 42.131 tấn, tăng 2.630 tấn so với năm 2015, trong đó sản lượng thịt hơi xuất chuồng đàn gia súc chính đạt 37.297 tấn, vượt 2,7% so với kế hoạch; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đàn gia cầm đạt 4.834 tấn.

Để đạt được kết quả trên phải kể đến chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi hàng hóa đã tạo "đòn bẩy" cho lĩnh vực chăn nuôi. Đến nay, toàn tỉnh đã có 1.548 cơ sở chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp.

Thực hiện Đề án Phát triển chăn nuôi, năm 2016, toàn tỉnh đã thực hiện thụ tinh nhân tạo cho đàn trâu, bò sinh sản 2.370 con; triển khai hỗ trợ 262/262 cơ sở chăn nuôi trâu, bò tập trung, 128/90 cơ sở chăn nuôi lợn, 34/34 cơ sở chăn nuôi gà. Đàn gia súc phát triển ổn định nhờ sự chỉ đạo quyết liệt trong công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh.

Đầu năm 2016, do thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài làm 1.734 con gia súc chết, UBND tỉnh đã hỗ trợ kinh phí kịp thời cho các hộ để khôi phục sản xuất.

Ông Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Năm 2016, lĩnh vực chăn nuôi được đánh giá là điểm nhấn quan trọng. Thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các chính sách về cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện về vay vốn ưu đãi, tận dụng sự hỗ trợ bằng các nguồn vốn của trung ương, địa phương, chính sách về đất đai, hỗ trợ các doanh nghiệp đưa ngành chăn nuôi phát triển mạnh”.

Hết năm 2016, trên địa bàn toàn tỉnh có 13 trại nuôi lợn quy mô lớn từ 1.000 đến 4.000 con lợn thịt, trên 300 con lợn nái; 44 trại nuôi gà lông màu, quy mô 1.500 con trở lên; 3 trại nuôi vịt đẻ, quy mô 2.000 con mái trở lên; 6 trại nuôi dê sinh sản, quy mô từ 20 con trở lên; 1 trại nuôi thỏ nái và thương phẩm quy mô 4.000 con. Đặc biệt, ngày càng có nhiều dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 10 dự án đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi, trong đó có 8 dự án đã đi vào hoạt động như: Công ty Hòa Yên (Lương Thịnh, Trấn Yên) quy mô 870 lợn nái ngoại; Công ty APPE (Hưng Khánh, Trấn Yên) quy mô 4.000 con lợn thịt; Công ty TNHH Hoàn Vũ Lai Châu (Văn Chấn) quy mô 3.600 con lợn thịt; Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam (Thượng Bằng La, Văn Chấn) quy mô 10.000 thỏ sinh sản và thương phẩm; trang trại bò Tùng Lâm (Lục Yên) quy mô 1.000 con trâu, bò đang trong quá trình chuẩn bị đi vào hoạt động...

Các nhà đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi đánh giá cao việc tạo mọi điều kiện thuận lợi, vận dụng các chính sách ưu đãi doanh nghiệp nhằm thực hiện hiệu quả chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Yên Bái.

Ông Furimoto Masato - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam cho biết: "Tôi vô cùng ngạc nhiên khi chỉ trong 1 tháng, Dự án đầu tư, chăn nuôi, chế biến thỏ công nghệ cao của chúng tôi tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn đã nhanh chóng hoàn thành mọi thủ tục. Ngoài ra, tỉnh Yên Bái đã giúp đỡ doanh nghiệp về vấn đề hạ tầng, tuyển dụng lao động. Tôi nhận thấy, Yên Bái là một địa chỉ hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư".

Ông Nguyễn Việt Phong - Giám đốc Công ty TNHH Thành Phát (thành phố Yên Bái) chia sẻ: “Được hỗ trợ vay vốn ưu đãi, đầu năm 2016, tôi quyết tâm xây dựng cơ sở chăn nuôi lợn thịt với công suất hiện tại trên 4.000 con lợn thịt. Đến nay, Công ty đã xuất chuồng 2 lứa với giá bình quân 50.000 đồng/kg. Thời gian tới, chúng tôi sẽ đưa vào nuôi khoảng 300 lợn nái ngoại để chủ động nguồn giống”.

Với kết quả đó, chăn nuôi đã từng bước khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và ổn định đời sống người dân khu vực nông thôn.

Hồng Duyên

Các tin khác
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam (thứ 2, trái sang) thăm mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học EMINA trên cây thanh long ở xã Bạch Hà, huyện Yên Bình.

YBĐT - Hiện nay, hướng tới một nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững là xu thế tất yếu.

Nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân ở huyện Mù Cang Chải đã mua được máy cày, máy bừa để sản xuất.

YBĐT - Năm 2016, Ban Dân tộc tỉnh và các ngành, các địa phương trong tỉnh đã phối hợp triển khai thực hiện kịp thời các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của Chính phủ đến các đối tượng trên địa bàn tỉnh được thụ hưởng.

Những con đường bê tông nối gần các bản làng của xã Hát Lừu.

YBĐT - Từ năm 2012 trở lại đây, khi phong trào làm đường giao thông nông thôn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo nhân dân, bộ mặt xã Hát Lừu (Trạm Tấu) đã có nhiều thay đổi.

YBĐT - Tính đến 16h30 ngày 29/12, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt trên 2.235 tỷ đồng, bằng 128% kế hoạch HĐND tỉnh giao, tăng 28% so với cùng kỳ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục