Nhật Bản hỗ trợ xây dựng nhà máy nhiệt điện than điển hình về môi trường

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/5/2017 | 2:01:04 PM

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tỷ lệ phát nhiệt điện than đang chiếm tới 34,37%, với tổng công suất các nhà máy nhiệt điện than đạt 13.483MW. Tốc độ tăng trưởng của nhiệt điện than từ năm 2000 - 2015 đạt 17%, sản xuất tới 80 tỷ kWh/năm.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cũng cho biết, từ nay đến năm 2020 và năm 2025, xu hướng phát triển phụ tải điện ở phía Nam ở mức rất “nóng”.

Tính toán cân bằng cung - cầu điện toàn quốc giai đoạn 2017-2020, miền Nam sẽ không thể tự cân đối cung - cầu nội miền, sản lượng điện thiếu hụt hàng năm khoảng 10% - 15% tổng nhu cầu (khoảng 2.000MW).

Do đó, miền Nam luôn phải nhận điện qua hệ thống truyền tải điện từ miền Bắc, miền Trung vào với nhu cầu khoảng 15 tỷ kWh năm 2017 và tăng tới 21 tỷ kWh vào năm 2019. Tuy nhiên, hiện tại năng lực truyền tải điện vào miền Nam chỉ đáp ứng được 18,5 tỷ kWh/năm (đạt ngưỡng giới hạn truyền tải Bắc - Nam).

Một nguyên tắc trong hệ thống điện, nguồn điện ở đâu phụ tải ở đấy là tối ưu, vì thế phải xây dựng các nhà máy nhiệt điện than ở miền Nam. Tuy nhiên, để nhiệt điện than phát triển, Việt Nam cần quan tâm đến việc xử lý môi trường tốt hơn nữa.

Để giải quyết bài toán môi trường trong xây dựng, vận hành nhiệt điện than, mới đây, Tổng cục Năng lượng đã phối hợp với Trung tâm Năng lượng than Nhật Bản (JCOAL) nhằm phát triển công nghệ phát điện hiệu suất cao, ít phát thải. Theo đó, với kinh nghiệm thực tế và năng lực công nghệ, phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề nhiệt điện than, xây dựng một nhà máy nhiệt điện than điển hình về môi trường ở Việt Nam.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Một mô hình chăn nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao của hội viên nông dân xã Cảm Nhân.

YBĐT - Hội Nông dân xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình có 565 hội viên sinh hoạt ở 18 chi hội. Hội luôn giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, luôn làm tốt chức năng làm cầu nối các hoạt động tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật, tổ chức học nghề, giải quyết vốn vay cho hội viên phát triển kinh tế.

Trường Mầm non của xã Đại Lịch được đầu tư nâng cấp, xây dựng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn.

YBĐT - Tháng 9/2016, Đại Lịch trở thành một trong ba xã đầu tiên của huyện Văn Chấn hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Đây là niềm vui của xã Anh hùng trong kháng chiến, khẳng định quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong thời kỳ mới. Đồng thời, đặt ra những đòi hỏi để địa phương giữ vững và nâng cao các tiêu chí NTM trong thời gian tiếp theo.

Nông dân trong tỉnh đang tích cực, chủ động theo dõi diễn biến sâu bệnh hại lúa để bảo vệ sản xuất.

YBĐT - Vụ xuân năm 2017, nông dân toàn tỉnh đưa vào gieo cấy trên 19.790 ha lúa với cơ cấu lúa lai khoảng 55 - 60%, lúa thuần chất lượng cao khoảng 35 - 40%, còn lại là các loại giống khác; năng suất dự kiến đạt 52,8tạ/ha, sản lượng 99.260 tấn.

Ngày 6-5, Ngân hàng Thế giới (WB) đã duyệt khoản tín dụng trị giá gần 315 triệu USD dành cho Việt Nam. Trong đó, 236 triệu USD sẽ dành cho dự án Bền vững Môi trường các thành phố ven biển Việt Nam, gồm 190 triệu USD từ nguồn Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) và 46 triệu USD từ nguồn Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục