Để kinh tế hợp tác xã ở Yên Bái phát triển

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/5/2017 | 10:49:06 AM

YBĐT - UBND tỉnh Yên Bái đã xây dựng Đề án Củng cố, phát triển HTX, tổ hợp tác giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 324 HTX, trong đó, có 173 HTX nông, lâm, ngư nghiệp; 94 HTX xây dựng, công nghiệp, 57 HTX dịch vụ, thương mại và 747 tổ hợp tác. Các HTX thu hút 36.879 thành viên, tạo việc làm thường xuyên cho 7.200 thành viên và hàng chục ngàn lao động thời vụ với mức thu nhập bình quân 35 triệu đồng/người/năm.

Các HTX được thành lập khắp các địa phương trong tỉnh và chỉ còn 26 xã vùng cao và 28 xã vùng thấp là chưa có HTX. Tổng vốn điều lệ các HTX trên 464 tỷ đồng, doanh thu năm 2016 đạt 1.483 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước gần 28 tỷ đồng. Có thể thấy, kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX, tổ hợp tác đã có chuyển biến cả về số lượng và chất lượng.

Nhiều HTX đã được củng cố, đổi mới tổ chức, mô hình hoạt động ngày càng phù hợp với nhu cầu phát triển. HTX không ngừng nâng cao thu nhập cho các thành viên, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất cho người dân, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Các HTX nông, lâm, ngư nghiệp hoạt động kinh doanh tổng hợp, kết hợp dịch vụ và chế biến, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và bao tiêu một phần sản phẩm đầu ra cho nông dân. Thế nhưng, hiệu quả hoạt động vẫn còn hạn chế, chỉ có 78 HTX hoạt động có hiệu quả và có tới 77 HTX hoạt động yếu kém.

Trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp cũng chỉ có 42 HTX hoạt động hiệu quả và còn 44 HTX hoạt động yếu kém. Các HTX trong lĩnh vực dịch vụ có khá hơn, nhưng cũng chỉ có 35 HTX hoạt động hiệu quả, chiếm 61,4% số HTX, số HTX yếu kém vẫn còn 22,8%. Thực tế cho thấy, các HTX hoạt động yếu kém đa số được thành lập từ trước khi có Luật HTX năm 1996 và đến nay đã ngừng hoạt động nhưng chưa giải thể được do còn vướng mắc về tài sản, vốn và nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Một thực trạng nữa là, các HTX, tổ hợp tác hầu hết có quy mô hoạt động nhỏ, vốn điều lệ thấp, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị lạc hậu, chất lượng dịch vụ chưa cao, không nắm bắt được nhu cầu thị trường và của bà con xã viên. Sản xuất hàng hóa chưa gắn kết với thị trường tiêu thụ, chưa có sự liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Trình độ cán bộ quản lý HTX tuy đã được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Lao động trong các HTX, tổ hợp tác hầu hết chưa qua đào tạo. Phần lớn HTX chưa tiếp cận được những cơ chế chính sách, nhất là những chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước.

Để kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX thực sự phát triển, vừa qua HĐND tỉnh đã thông qua Đề án Củng cố, phát triển HTX, tổ hợp tác tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến 2030.

Nhằm đổi mới toàn diện về tổ chức và hoạt động của HTX, tổ hợp tác đảm bảo đúng nguyên tắc; khắc phục những hạn chế yếu kém; phát triển đa dạng các loại hình HTX; tập trung phát triển HTX nông nghiệp đa ngành nghề gắn với các vùng nguyên liệu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao năng lực hiệu quả sản xuất kinh doanh gắn với nhu cầu, lợi ích của các thành viên; tăng cường liên kết, nâng cao chất lượng chuỗi giá trị sản phẩm.

Hết năm 2017, tỉnh cơ bản tổ chức lại hoạt động và giải thể với các HTX hoạt động động yếu kém và đã ngừng hoạt động. Đưa số HTX hoạt động hiệu quả lên trên 75%, giảm tỷ lệ HTX yếu kém xuống dưới 10%.

Mỗi năm thành lập mới 20 HTX, đến năm 2020 có 280 HTX hoạt động hiệu quả, tạo việc làm cho trên 10.000 lao động thường xuyên. Thu nhập bình quân của thành viên lao động trong HTX đạt 60 triệu đồng/người/năm; lao động trong tổ hợp tác đạt 40 triệu đồng/người/năm; 100% cán bộ HTX được đào tạo, tập huấn về quản lý và nghiệp vụ chuyên môn; kinh phí thực hiện Đề án trên 49 tỷ đồng; đối tượng là các HTX, tổ hợp tác có đủ các tiêu chí, điều kiện cụ thể của từng nội dung hỗ trợ được quy định trong Đề án; các thành viên, sáng lập viên, các tổ chức là pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu chung tự nguyện thành lập và tham gia HTX, tổ hợp tác...

Kèm theo là các nhóm giải pháp về chính sách đất đai, chính sách bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới...

Đề án triển khai hiệu quả, sẽ góp phần phát triển các HTX, tổ hợp tác đa dạng hóa các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động phù hợp với điều kiện từng địa phương, gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động, xây dựng nông thôn mới.

Thanh Phúc

Các tin khác
Hội Cựu chiến binh xã Sơn Thịnh trao đổi kế hoạch tham gia làm đường giao thông nông thôn.

YBĐT - Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn luôn đoàn kết, gương mẫu tham gia các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh trật tự, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, chỗ dựa tin cậy của Đảng, chính quyền và nhân dân.

Cán bộ Công ty cổ phần Xây dựng Đường bộ I tỉnh Yên Bái kiểm tra rọ thép bảo đảm giao thông mùa mưa bão năm 2017.

YBĐT - Công ty cổ phần Xây dựng đường bộ I Yên Bái được giao nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng và quản lý 283 km đường quốc lộ và tỉnh lộ ở phía Tây tỉnh Yên Bái gồm các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ.

YBĐT - Mùa mưa bão năm 2017 đang đến gần, dự báo thời tiết diễn biến phức tạp với số lượng bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy và gió giật mạnh xảy ra nhiều hơn mùa mưa bão năm 2016.

Quang cảnh buổi làm việc.

Sáng 9/5, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các ngành có liên quan về công tác quản lý, khai thác các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đồng chí Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục