Cục Thú y công bố hết dịch cúm gia cầm trên toàn quốc
- Cập nhật: Thứ hai, 29/5/2017 | 1:58:54 PM
Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), hiện trên cả nước không có báo cáo ổ dịch cúm gia cầm nào mới phát sinh và các địa phương đã công bố hết các dịch cúm gia cầm.
Rắc vôi bột phòng chống dịch bệnh tại khu vực trang trại chăn nuôi.
|
Tuy nhiên, đại diện Cục Thú y cũng nhận định, một số chủng virus cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước là rất cao. Đặc biệt, nguy cơ xâm nhiễm virus cúm gia cầm thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.
“Do đó, các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống cúm gia cầm. Đồng thời, các địa phương cần tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời,” đại diện Cục Thú y nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, đại diện Cục Thú y cũng cho biết, hiện nay trên cả nước không có ghi nhận xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh trên lợn và gia súc.
Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thời gian qua giá thịt lợn hơi giảm mạnh có thể dẫn tới việc nhiều hộ dân và cơ sở chăn nuôi không chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc không thực hiện tiêm phòng cho đàn lợn làm giảm sức đề kháng của lợn; không tiêm phòng vắcxin, vứt xác lợn chết ra môi trường... làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
YBĐT - Vụ lúa xuân 2017, Yên Bái đã đưa vào sản xuất 200 ha lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại hai huyện Văn Chấn và Văn Yên.
Thịt lợn từ Việt Nam có thể được xuất sang Trung Quốc theo đường chính ngạch ngay trong năm nay, sau khi hoàn thiện các hồ sơ và thủ tục.
Đây là số liệu được đưa ra tại Hội nghị tổng kết tháng cao điểm về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) diễn ra hôm 26/5 tại Lâm Đồng, với sự tham gia của 63 tỉnh, thành trong cả nước.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) vừa báo cáo Bộ Giao thông vận tải (GT-VT) xin đầu tư xây dựng hệ thống quản lý, giám sát, khai thác dữ liệu thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ nhằm minh bạch hóa doanh thu trạm phí, có cơ sở dữ liệu đối chiếu, hậu kiểm nhà đầu tư... Kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống ước tính khoảng 12,9 tỷ đồng, dự kiến triển khai ngay từ tháng 7-2017.