Bài 2: Đột phá trong liên kết sản xuất
- Cập nhật: Thứ sáu, 2/6/2017 | 10:30:48 AM
YBĐT - Tính đến hết năm 2016, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có tổng số 388 dự án với số vốn đăng ký đầu tư 52.195,9 tỷ đồng và 201,9 triệu USD, trong đó có 38 dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tập trung chủ yếu kinh doanh dịch vụ vật tư đầu vào, phân phối tiêu thụ và chế biến.
Những mô hình liên kết trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao là sự gợi hướng cho phát triển sản xuất nông nghiệp Yên Bái theo chuỗi giá trị sản phẩm. (Trong ảnh: Công nhân Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn thi đua phát huy sáng kiến nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu - Ảnh: Đức Toàn)
|
>> Bài 1: Hạn chế trong chuỗi liên kết giá trị
Mặc dù số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế nhưng cũng đã có những doanh nghiệp liên kết sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nói về sự liên kết trong sản xuất hiệu quả, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế, xã hội địa phương, không thể không nói đến sự liên kết trong sản xuất đối với cây tre măng Bát độ. Đã hơn 10 năm nay, Công ty TNHH Vạn Đạt đã liên kết với người dân Kiên Thành, Quy Mông... huyện Trấn Yên trồng và tiêu thụ sản phẩm bền chặt nhất, hiệu quả nhất.
Nhờ liên kết phát triển vùng tre măng Bát độ đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho nhiều hộ dân ở Trấn Yên. Mặc dù là một loại cây trồng mới, nhưng sau hơn 10 năm liên kết sản xuất, đến nay diện tích tre măng Bát độ toàn tỉnh đã đạt trên 2.400 ha, sản lượng đạt gần 100.000 tấn. Kiên Thành là một xã vùng cao, kinh tế chủ yếu trồng vào sản xuất nông, lâm nghiệp đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
Nhờ đưa cây tre măng vào trồng, nay cuộc sống đã khấm khá hơn rất nhiều, với diện tích trên 1.000 măng tre Bát độ, mỗi năm cũng đem về cho người dân trên chục tỷ đồng. Hay như trong việc trồng và phát triển ngành chế biến chè phải kể đến sự liên kết sản xuất theo chuỗi ở vùng chè xã Bình Thuận huyện Văn Chấn.
Là một doanh nghiệp “sinh sau, đẻ muộn” nhưng Công ty TNHH Chè Bình Thuận lại có một cách làm và hướng đi phù hợp với xu thế phát triển. Công ty nhận thức rõ được hiệu quả của việc liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm, nên Công ty đã ký kết với 221 hộ dân vùng nguyên liệu, ký kết với nhà phân phối, nhờ vậy, trong nhiều năm nay Công ty luôn sản xuất hiệu quả.
Thế nhưng, khi nói về vấn đề sản xuất theo chuỗi, ông Nguyễn Quang Khâm - Giám đốc Công ty TNHH Chè Bình Thuận cho biết: “Trong quá trình thực hiện chuỗi sản phẩm chè đen xuất khẩu, chúng tôi nhận thấy nhà máy có hiện đại đến đâu, sản phẩm làm ra có tốt đến bao nhiêu nữa mà không quản lý được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì cũng khó tồn tại và phát triển được”.
Từ nhận thức đó, Công ty TNHH Chè Bình Thuận và người dân vùng nguyên liệu sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Để mở rộng và phát triển sản xuất, trong năm 2017 này, Công ty sẽ triển khai mở rộng liên kết và sản xuất theo chuỗi đến người dân 5 thôn thuộc xã Đại Lịch.
Bên cạnh đó, trong vài năm trở lại đây, nông dân Văn Chấn còn liên kết sản xuất ngô, dưa chuột Nhật trong sản xuất vụ đông, hay như Công ty Hoàn Vũ Lại Châu liên kết với người nông dân trong chăn nuôi lợi cũng mang lại hiệu quả khá rõ nét. Mới đây nhất là dự án đầu tư chăn nuôi, chế biến thỏ công nghệ cao tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn của Công ty Nippon Zoki Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 1.700 tỷ đồng.
Trong chăn nuôi, có doanh nghiệp của ông Lê Thanh Tuấn ở tổ 17 thị trấn Yên Bình với hình thức ký hợp đồng với các hộ chăn nuôi, cung ứng con giống, một phần thức ăn, hướng dẫn và chịu trách nhiệm về kỹ thuật chăn nuôi và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cũng khá hiệu quả. Thông qua mô hình liên kết chăn nuôi này, các hộ chăn nuôi có con giống chuẩn, thức ăn đảm bảo, tiếp cận kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, giảm rủi ro dịch bệnh, yên tâm về thị trường, không lo giá cả lên xuống như các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát.
Với diện tích gần 7000 héc - ta cây ăn quả, mỗi năm cho sản lượng trên 38.000 tấn đang góp phần giải quyết việc làm thu nhập cho hàng ngàn hộ nông dân. Để phát huy hiệu quả trong năm 2016, ngành nông nghiệp, các huyện, thị, thành phố và người dân tích cực tìm đầu ra ổn định cho cây ăn quả, xây dựng nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho cam Văn Chấn, Lục Yên, bưởi Đại Minh huyện Yên Bình.
Mới đây nhất là Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH thuộc Tập đoàn TH, khảo sát, nghiên cứu, lập các dự án triển khai đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Huyện Văn Yên và Công ty đang tiến hành các bước theo kế hoạch, đảm bảo tiến độ để cho Công ty liên kết với người dân trong vùng dự án liên kết sản xuất trồng cỏ nuôi bò sữa.
Qua đó, có thể khẳng định, việc hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp phải có sự vào cuộc của 4 nhà: “Nhà nước, Nhà nông, Nhà khoa học và Nhà doanh nghiệp”. Những mô hình liên kết trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao là sự gợi hướng cho phát triển sản xuất nông nghiệp Yên Bái theo chuỗi giá trị sản phẩm.
Thanh Phúc
Các tin khác
YBĐT - 6 năm trước, dưa hấu được nông dân ở xã Xuân Lai, huyện Yên Bình đưa vào trồng thử nghiệm trên đất bán ngập ( hồ Thác Bà). Dưa hấu trồng ở một số xã thuộc vùng Đông hồ, nhất là ở Xuân Lai, Mỹ Gia... đều vỏ mỏng, ruột đỏ tươi, ngọt và thơm được người tiêu dùng ưu thích.
YBĐT - Nhằm tháo gỡ khó khăn và đưa ra các giải pháp chăn nuôi lợn, chiều 1/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo “Bàn giải pháp chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết chuỗi” với sự tham dự của 85 đại biểu là lãnh đạo các huyện, thị, thành phố, chủ trang trại.
YBĐT - Những năm gần đây, chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp đã được người dân Việt Hồng áp dụng tích cực.
Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa có công văn số 1181/TCTS-NTTS gửi Sở NN&PTNT các tỉnh phía Bắc, Chi cục Thủy sản về việc tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo nuôi cá nước ngọt phía Bắc.