Hiệu quả Dự án Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi bò tập trung ở Yên Bình

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/7/2017 | 7:49:41 AM

YBĐT - Thời gian qua, huyện Yên Bình đã triển khai nhiều chính sách khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao đời sống người dân.

Với tiềm năng, thế mạnh là huyện có diện tích đất trồng rừng trên 38.000 ha và có trên 1.300 đảo hồ Thác Bà có thể kết hợp chăn nuôi gia súc dưới tán rừng để tận dụng đất đai, lao động  và đây có thể nói là một lợi thế rất lớn cho phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ.

Bởi vậy, các đối tượng vật nuôi như: trâu, bò, dê là những loài vật nuôi được huyện ưu tiên phát triển với mục tiêu khôi phục ổn định đàn trâu, tập trung phát triển đàn bò; tận dụng tối đa nguồn cỏ tự nhiên dưới tán rừng và chủ động trồng cỏ làm thức ăn xanh cho gia súc.

Đặc biệt, đối với con bò là đối tượng vật nuôi ăn cỏ, tiêu tốn ít thức ăn xanh, ít phá, rất phù hợp với việc chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp và chăn thả dưới tán rừng mà không ảnh hưởng đến cây lâm nghiệp mà lại giảm nhân công chăm sóc phát quang rừng.

Trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, năm 2015 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình xây dựng Dự án Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi bò tập trung, nhằm xây dựng mô hình chăn nuôi bền vững để nhân dân tham quan học tập.

Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng đàn bò, nâng cao giá trị thu nhập, góp phần thực hiện tiêu chí 10 trong xây dựng nông thôn mới. Năm 2015, có 10 hộ xây dựng mô hình nuôi bò quy mô 10 con trở lên với tổng kinh phí hỗ trợ 300 triệu đồng.

Năm 2016, có 78 hộ ở 18 xã, thị trấn được hỗ trợ với  kinh phí trên 1.170 triệu đồng. Hiện nay, các hộ tham gia Dự án đều đạt kết quả tốt, đàn bò phát triển nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Xã Vĩnh Kiên có 10 mô hình tham gia trong Dự án (năm 2015 có 6 mô hình, năm 2016 có 4 mô hình). Đến nay, 10 mô hình đều phát huy hiệu quả, người dân phấn khởi.

Ông Trần Văn Thanh, thôn Đát Dẻ tham gia mô hình từ năm 2015. Ông được hỗ trợ 34 triệu đồng mua 10 bò nái sinh sản có trọng lượng 120 kg trở lên, đến nay tổng đàn bò của gia đình ông lên đến 17 con. Nhận thấy đồng cỏ trên các đảo hồ là nguồn thức ăn chính cho đàn bò, nên gia đình ông Thanh ra đảo hồ làm lán để ở, làm chuồng trại để chăn nuôi bò. Hàng ngày, ông thả đàn bò ăn trên các đảo và đảo này hết cỏ ông lại lùa đàn bò cho bơi sang đảo khác. Cứ vậy, đàn bò nhà ông con nào con ấy béo tròn.

Ông Thanh chia sẻ: “Nhờ có nguồn thức ăn phong phú, lại không tốn nhân công nên tôi thấy nuôi bò có hiệu quả. Mỗi năm 1 con bò nái đẻ 1 lứa, nếu là bò đực thì tôi nuôi khoảng 1 năm sau đó bán bò thịt cũng được 12 triệu đồng/con, còn bò cái nuôi 1 năm bán 15 triệu đồng/con. Tính ra, mỗi năm cho thu nhập gần 100 triệu đồng”.

Cũng tham gia Dự án Hỗ trợ nuôi bò tập trung năm 2015, nhưng vì không có bãi chăn thả, gia đình lại ít người nên anh Trần Trung Kiên ở thôn Mạ cùng xã Vĩnh Kiên lại chọn cách nuôi nhốt. Với nguồn con giống sẵn có của gia đình, cộng thêm được hỗ trợ 35 triệu đồng từ Dự án Hỗ trợ chăn nuôi bò tập trung, anh đầu tư xây dựng chuồng trại, trồng cỏ voi và mua thêm 4 con bò nái.

Để tận dụng diện tích trồng cây ăn quả khi cây còn nhỏ, anh Kiên trồng xen cỏ voi vào giữa các hàng cây và cứ 20 - 25 ngày lại được cắt một lần nên đàn bò của anh không lo thiếu thức ăn. Được chăm sóc tốt nên năm 2016, anh Kiên bán 5 con bò được hơn 70 triệu đồng và hiện nay gia đình anh còn 13 con. Nhờ thực hiện tốt Dự án Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi bò tập trung đã góp phần gia tăng số lượng đàn bò từ 3.514 con năm 2015 lên trên 4.800 con năm 2016, sản lượng thịt bò hơi đạt gần 210,80 tấn.

Dự án Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi bò tập trung huyện Yên Bình góp phần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa, quy mô tập trung; áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi và phát huy hiệu quả nguồn lực về vốn, lao động, đất đai; đồng thời, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên dưới tán rừng để chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế vùng ven hồ Thác Bà.

Dự án cũng đã góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 về chỉ tiêu tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đến năm 2020 đạt 7.000 tấn.

Hồng Duyên

Các tin khác

YBĐT - Mặc dù kinh tế trong nước, quốc tế còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, sự vào cuộc tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách của các cơ quan, ban, ngành, hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh 6 tháng đầu năm 2017 vẫn được duy trì và tăng trưởng, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải hướng dẫn đồng bào Mông kỹ thuật chăm sóc giống cây Sơn tra. Ảnh MQ

YBĐT - Từ đầu năm đến nay, Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải đã gieo ươm trên 1,9 triệu cây giống sơn tra để phục vụ trồng 600 ha rừng sản xuất năm 2017.

Những lô thịt gà đầu tiên của Việt Nam được xuất đi sẽ là gà đã qua chế biến.

Một loạt "đại gia" ngành chăn nuôi đang lên kế hoạch chuẩn hóa chất lượng đàn nuôi với tham vọng đẩy mạnh xuất khẩu thịt gà.

(Ảnh minh hoạ).

Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên đề xuất nâng khung thuế bảo vệ môi trường đều với mặt hàng xăng lên 3.000 - 8.000 đồng/lít.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục