Lương Thịnh khai thác kinh tế đồi rừng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/8/2017 | 12:18:15 PM

YBĐT - Từ năm 1993, thực hiện chủ trương của tỉnh, huyện về phát triển kinh tế đồi rừng, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên đã tổ chức giao đất, giao rừng cho người dân khoanh nuôi bảo vệ, trồng rừng kinh tế nâng cao đời sống nhân dân.

Rừng kinh tế ở xã Lương Thịnh.
Rừng kinh tế ở xã Lương Thịnh.

Để thực hiện mục tiêu này, xã đẩy mạnh tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ về lợi ích của đồi rừng và hiệu quả kinh tế do đồi rừng mang lại; phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức phổ biến kiến thức pháp luật về việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, góp phần nâng cao nhận thức cho các chủ rừng, người dân trong việc phát triển kinh tế rừng gắn với bảo vệ, phát triển tài nguyên, môi trường rừng bền vững.
 
Ngoài ra, xã còn phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng cháy, chữa cháy rừng cho các chủ rừng; tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất...

Nhờ chính sách của Đảng, Nhà nước cùng sự cố gắng của nhân dân, đến nay xã Lương Thịnh có gần 5.964 ha rừng tự nhiên và rừng trồng. Trong 6 tháng đầu năm 2017, người dân đã trồng mới được gần 400 ha rừng, trong đó có 100 ha quế. Hàng năm, diện tích rừng cho khai thác khoảng trên 400 ha. Với mức thu nhập khoảng 50 triệu đồng/ha, người dân Lương Thịnh sẽ thu về trên 20 tỷ đồng từ rừng trồng.
 
Gia đình ông Lý Tiến Khoa, thôn Khe Bát là một điển hình phát triển kinh tế rừng. Năm 1993, khi Nhà nước có chủ trương giao đất giao rừng cho nhân dân, ông Khoa đã nhận 26 ha đất lâm nghiệp của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Việt Hưng giao khoán. Đến nay, toàn bộ diện tích rừng của ông Khoa đã được phủ kín gồm: quế, bồ đề, keo...
 
Sau hơn 20 năm, nhờ phát triển kinh tế đồi rừng, gia đình ông Khoa đã có của ăn của để và xây dựng được ngôi nhà khang trang, tạo việc làm thời vụ cho 6 lao động địa phương.
 
Ông Khoa cho biết: "26 ha rừng trồng với vòng quay 8 năm sẽ cho thu hoạch. Tính trung bình 1 năm, gia đình tôi thu hoạch khoảng 3,5 ha rừng với sản lượng gỗ khai thác từ 150 đến 200 m3, với giá bán trên 1 triệu đồng/m3 đã cho thu  nhập khoảng 200 triệu đồng”.

Phát huy lợi thế rừng, trên địa bàn Lương Thịnh đã hình thành 44 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, thu hút trên 450 lao động của địa phương có việc làm, thu nhập ổn định. Điển hình như Doanh nghiệp tư nhân Chế biến gỗ Nghĩa Tâm do anh Phạm Văn Nghĩa, thôn Đá Trắng làm chủ, chuyên thu mua ván bóc để sản xuất ván ép xuất khẩu sang Hàn Quốc. Hàng tháng, cơ sở này xuất từ 300 - 500 m3 ván ép, tạo việc làm cho gần 20 công nhân trên địa bàn có mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng/người/tháng.
 
Anh Phạm Văn Nghĩa cho biết: "Được chính quyền xã quan tâm tạo điều kiện về mặt bằng để xây dựng nhà xưởng cũng như tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nên Công ty rất yên tâm sản xuất. Đặc biệt, chúng tôi luôn tạo điều kiện cho lao động trong xã có việc làm ổn định, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương”.
 
Chủ tịch UBND xã Lương Thịnh - Phạm Ngọc Hùng cho biết: "Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, xã phối hợp các công ty, doanh nghiệp để các hộ dân trên địa bàn có định hướng phát triển các loại cây, con phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thị trường để phát triển kinh tế mang tính chủ động, bền vững. Đối với một số diện tích đất lâm nghiệp của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Việt Hưng, xã tiến hành phối hợp với Công ty tiến hành giao khoán quay vòng với chu kỳ 8 năm cho các hộ dân có đời sống khó khăn để có điều kiện trồng rừng để phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo”.

Nhờ khai thác lợi thế phát triển kinh tế đồi rừng, đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn; trong xã không còn hộ đói; tỷ lệ hộ khá, giàu ngày càng tăng.
 
 Quyết Thắng 

Các tin khác

YBĐT - Năm 2017 là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII và Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020). Một trong những khâu đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh là thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp. 

YBĐT -  Việc triển khai thực hiện Đề án "Tăng cường công tác quản lý thuế đối với CNKD trên địa bàn tỉnh Yên Bái” tại thị xã Nghĩa Lộ, sẽ tạo ý thức chấp hành tuân thủ pháp luật của cá nhân, hộ kinh doanh đối với nghĩa vụ nộp thuế, góp phần tăng thu cho ngân sách cho địa phương.

Lũ ống đã gây thiệt hại nặng nề tại Mù Cang Chải

YBĐT - Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, đến 13h chiều ngày 3/8 đã có 15 người chết, mất tích do lũ cuốn trôi tại huyện Mù Cang Chải.

Nông dân xã An Thịnh chăm sóc lúa mùa.

YBĐT - Vụ mùa năm 2017, xã An Thịnh gieo cấy 234 ha lúa với cơ cấu 80% giống lúa thuần Chiêm hương. Trong vụ này, xã vẫn thực hiện canh tác cánh đồng một giống lúa Chiêm hương với diện tích 100 ha. Để phấn đấu năng suất đạt 60 tạ/ha, địa phương đã chỉ đạo nhân dân tập trung chăm sóc để lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục