Thông tư 08 về quản lý giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi có hiệu lực

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/8/2017 | 10:20:07 AM

Từ ngày 10/8, Thông tư 08/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương về quản lý giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi bắt đầu có hiệu lực.

Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm sữa tại siêu thị.
Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm sữa tại siêu thị.

Theo Thông tư, doanh nghiệp kinh doanh sữa sẽ được chủ động tăng giá dưới 5% mà không phải xin phép cơ quan quản lý. Tuy nhiên, đến thời điểm này, một số địa phương và doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn với một số quy định tại Thông tư này.

Khảo sát tại một số đại lý sữa trên địa bàn Hà Nội, nhiều doanh nghiệp cùng chung một nỗi lo rằng, mặc dù đã được phổ biến về Thông tư 08 nhưng hiện tại vẫn chưa nắm rõ là phải khai báo hệ thống phân phối tới cấp nào.

Đại diện hãng sữa nhập khẩu Nuticare cũng băn khoăn về việc doanh nghiệp nhập khẩu lớn có nhiều nhà phân phối thì các nhà phân phối tại địa phương sẽ phải đăng ký giá sữa lên cấp nào và thủ tục nhiều như vậy có gây mất thời gian cho doanh nghiệp hay không.

Nhận định về vấn đề này, ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam cho rằng, sau khi được phân công của Chính phủ, việc quản lý giá sữa trẻ em dưới 6 tuổi được phân công cho Bộ Công Thương quản lý.

Theo đó, Bộ Công Thương đã xây dựng và ban hành Thông tư 08. Trong quá trình xây dựng, Hiệp hội sữa Việt Nam và doanh nghiệp sữa cũng tham gia góp ý. Đây là việc làm tích cực để bình ổn thị trường sữa trẻ em dưới 6 tuổi.

Ông Trung cho biết, điều đáng mừng là khi Thông tư 08 có hiệu lực, doanh nghiệp rất đồng tình về nội dung của Thông tư. Vì vậy, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn thì sẽ phản hồi với cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh tính cạnh tranh minh bạch, doanh nghiệp cũng phải có lời nhưng phải đúng quy định pháp luật. Biên độ cho dưới 5% là điểm mới vì thị trường biến động.

Cùng với đó, hiện lượng sữa trong nước mới đáp ứng một phần nhỏ, khoảng 60-70% sữa phải nhập khẩu. Vì thế, phải cho doanh nghiệp tự điều chỉnh nhưng nếu tăng phải có giải trình và hy vọng thị trường sữa sẽ được bình ổn.

Hiện hội và cơ quan quản lý Nhà nước luôn đồng hành với doanh nghiệp, nhưng bên cạnh đó vẫn phải đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.

Giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp, ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước thuộc Bộ Công Thương cho hay, sản phẩm sữa là một ngành kinh doanh có điều kiện, vì thế, việc nắm được đường đi của sản phẩm mình phân phối ra sao là trách nhiệm của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không thể không nắm được các đại lý bán lẻ của mình. Việc báo cáo cập nhật là cần thiết và tạo điều kiện để cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý nhà nước quản lý hiệu quả hơn.

Trước băn khoăn về việc để doanh nghiệp tự đăng ký, kê khai giá, liệu có trường hợp gian lận, trục lợi, kê khai giá cao hơn thực tế, đại diện Bộ Công Thương cho rằng các yếu tố hình thành giá phải hợp lý.

Ngoài Bộ Công Thương, các bộ, ngành khác như Y tế, Hải quan... sẽ cùng phối hợp kiểm soát. Tới đây, Bộ Công Thương sẽ công khai trên website của Bộ Công Thương về doanh nghiệp, mức giá... để cộng đồng cùng kiểm tra, giám sát.

Theo ông Nguyễn Lộc An, Thông tư 08/2017 thay vì áp giá trần, quản lý giá bán buôn thì quy định mới sẽ tập trung vào quản lý giá bán lẻ, vì đây mới là mức giá mà người tiêu dùng tiếp cận.

Cùng đó, doanh nghiệp phải khai báo về hệ thống phân phối để cơ quan quản lý giám sát giá bán trên thị trường.

Ngoài ra, Thông tư 08 cũng gắn trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu đối với chất lượng và giá hàng hóa của mình đến người tiêu dùng cuối cùng.

Cũng theo ông Nguyễn Lộc An, các doanh nghiệp vẫn được quyền quyết định giá và cơ quan Nhà nước sẽ hậu kiểm. Người tiêu dùng cũng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn về cả hai mặt là giá và chất lượng.

Thông tư mới sẽ quản lý có hệ thống các mặt hàng sữa, từ giá bán lẻ đến chất lượng sản phẩm. Đây được xem là bước tiến để người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều hơn.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương, giai đoạn 2016 - 2020.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu Hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương, giai đoạn 2016 - 2020.

Nông dân xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên phơi măng mai.

YBĐT - Nhờ dễ trồng, dễ chăm sóc và sản phẩm luôn được các doanh nghiệp thu mua nên cây măng mai ở xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên đã và đang trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Cầu Bách Lẫm - một trong 10 công trình trọng điểm của tỉnh sẽ khánh thành vào quý I/2018.

YBĐT - Bức tranh giao thông thành phố Yên Bái với những cây cầu, những tuyến đường mới sẽ tạo diện mạo mới và trở thành động lực phát triển để thành phố Yên Bái trở thành đô thị loại II vào năm 2020 như Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII đề ra. Theo đó, 5 dự án giao thông lớn trên địa bàn được lựa chọn triển khai.

Khu chuồng nuôi 40 con bò lai F1 BBB của ông Hoàng Đình Huy, thôn Suối Quẻ, xã Phù Nham.

YBĐT - Thông qua Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 19/02/2016 của UBND tỉnh Yên Bái về "Hỗ trợ thực hiện các mô hình mới về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có hiệu quả kinh tế cao trong năm 2016”, tỉnh đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ 600 triệu đồng đối với 2 mô hình kinh tế hiệu quả là mô hình chăn nuôi bò thịt lai F1 BBB và mô hình trồng rau an toàn trong nhà kính, nhà lưới tại huyện Văn Chấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục