Trấn Yên tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/9/2017 | 10:05:06 AM

YBĐT - Đến nay, mỗi vùng chuyên canh tập trung đều phát huy được lợi thế riêng, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường như: quế, chè, tre măng Bát độ, quả có múi, gỗ rừng trồng hay vùng trồng dâu nuôi tằm…

Huyện Trấn Yên tổ chức hội nghị đầu bờ về việc thử nghiệm đưa các giống ngô năng suất cao vào gieo trồng theo hướng sản xuất hàng hóa.
Huyện Trấn Yên tổ chức hội nghị đầu bờ về việc thử nghiệm đưa các giống ngô năng suất cao vào gieo trồng theo hướng sản xuất hàng hóa.

Trước những năm 2000, sản xuất nông nghiệp huyện Trấn Yên vẫn nhỏ lẻ, manh mún, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến còn hạn chế. Cùng với đó, việc sản xuất hàng hóa tập trung chưa phát triển; giá đầu ra sản phẩm không ổn định. Vì vậy, các sản phẩm nông nghiệp của huyện có chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh thấp; thu nhập, đời sống của nông dân chưa cao… 

Đây là những khó khăn căn bản cho việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp (TCCNNN) gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Xuất phát từ thực trạng đó, trong những năm gần đây, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX và XX, thì chương trình TCCNNN gắn với XDNTM có chuyển biến tích cực; trong đó, mục tiêu cốt lõi là hiệu quả sản xuất, thu nhập của người dân được nâng cao; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn công nghiệp chế biến… 

Để nghị quyết đi vào cuộc sống, hàng năm, UBND huyện chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các ban, ngành liên quan, các địa phương triển khai thực hiện việc TCCNNN phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của huyện gắn với XDNTM bền vững. 

Việc TCCNNN vừa phải đảm bảo phù hợp theo cơ chế thị trường, vừa đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng; nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất; có cơ chế hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho sự tham gia của các thành phần kinh tế, nòng cốt là doanh nghiệp và hợp tác xã; tập trung khai thác và tận dụng tiềm năng, lợi thế trong nông nghiệp; xây dựng và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh; kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả huyện cũng như tạo sự gắn kết giữa các xã, huyện hình thành các vùng kinh tế tập trung như: vùng trồng tre Bát độ với diện tích gần 2.500 ha, chủ yếu ở xã Kiên Thành, Hồng Ca; vùng trồng chè chất lượng cao tại các xã: Bảo Hưng, Nga Quán, Đào Thịnh; vùng trồng cây ăn quả có múi với diện tích 500 ha tập trung tại xã Hưng Thịnh, Hồng Ca; vùng quế 13.714 ha tập trung tại xã Kiên Thành, Y Can, Đào Thịnh… 

Cùng với đó, huyện có 786 cơ sở chăn nuôi hộ có quy mô từ 30 con gia súc trở lên, trong đó chăn nuôi hàng hóa theo quy mô tập trung là 340 cơ sở, tổng đàn gia súc chính tại thời điểm này trên 74.000 con và đàn gia cầm trên 760.000 con. 

Đến nay, mỗi vùng chuyên canh tập trung đều phát huy được lợi thế riêng, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường như: quế, chè, tre măng Bát độ, quả có múi, gỗ rừng trồng hay vùng trồng dâu nuôi tằm… 

Ngoài phát triển cây trồng thế mạnh, huyện tập trung phát triển các loại cây lương thực như: lúa chất lượng cao, cây ngô thâm canh, lựa chọn các giống cho năng suất cao. Tổng sản lượng lương thực hàng năm của huyện luôn vượt mục tiêu, kế hoạch đề ra và năm sau cao hơn năm trước.

Trong quá trình tổ chức thực hiện TCCNNN gắn với XDNTM, trên cơ sở thực hiện các chương trình, dự án, xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác, huyện đã có chính sách thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vào đầu tư nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của huyện trong nông, lâm nghiệp để liên kết người nông dân. 

Điển hình như Công ty TNHH Vạn Đạt ký hợp đồng thu mua toàn bộ măng Bát độ cho nông dân các địa phương và thời gian tới, Công ty sẽ đầu tư nhà máy chế biến ngay tại huyện. Khá nhiều cơ sở chế biến gỗ, sơ chế gỗ rừng trồng, chè, kén tằm, tinh dầu quế… đã được đầu tư xây dựng; qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển nghề rừng, đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Một trong những nội dung của việc TCCNNN đó là việc phát triển các hợp tác xã (HTX) và đây cũng là một tiêu chí trong triển khai thực hiện XDNTM. Huyện đã và đang triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể phát triển. 

Được biết, ngoài duy trì các HTX nông nghiệp hiệu quả, thời gian tới, huyện tiếp tục tạo điều kiện để các HTX mở rộng cơ sở sản xuất, như: HTX Quế hồi Việt Nam tại xã Đào Thịnh; HTX Chè chất lượng cao Bảo Hưng; xây dựng làng nghề trồng, chế biến chè chất lượng cao tại Bảo Hưng; làng nghề trồng dâu nuôi tằm tại xã Việt Thành; xây dựng 1 cơ sở giết mổ tập trung tại thị trấn Cổ Phúc…

Nhờ các giải pháp hiệu quả trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, những năm qua, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn ngày càng tăng, giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất tăng lên đáng kể. Nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm nhờ phát triển các mô hình kinh tế tổng hợp. 

Các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo từng lĩnh vực cũng dần được hình thành, thực hiện sản xuất theo quy hoạch, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nên lượng hàng hóa ngày càng tăng, chất lượng được cải thiện và dần đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, tăng thu nhập cho nhân dân. 

Qua thực hiện Đề án TCCNNN gắn với XDNTM đã giúp huyện đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đến nay, có 6 xã được công nhận xã NTM; đến hết năm 2017 có thêm 4 xã nữa và huyện phấn đấu đến năm 2020 được công nhận là huyện NTM.

Thời gian tới, huyện Trấn Yên tiếp tục xác định TCCNNN là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài và gắn kết chặt chẽ với XDNTM. Để triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao hơn nữa, huyện tiếp tục làm tốt quy hoạch các vùng sản xuất gắn với công nghiệp chế biến; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật từ khâu canh tác, chăm sóc, nuôi trồng đến thu hoạch, bảo quản, chế biến… Từ đó, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ XDNTM.

Thanh Hùng (Đài TT - TH Trấn Yên)

Các tin khác

YBĐT - 4 cây cầu đó gồm: cầu Bản Hát - Tàng Ghênh, xã Hát Lừu; Suối Xuân - Phình Hồ, xã Phình Hồ; Làng Tống và Nậm Đông, xã Túc Đán

Nông dân Trạm Tấu thu hoạch ngô đồi.

YBĐT - Nông dân cả huyện Trạm Tấu tưng bừng với việc sơ chế, bán ngô và trồng vụ mới. Cây ngô như một "cây vàng" trên huyện khó khăn này đã mở ra cho người dân hướng đi mới trên con đường xóa đói giảm nghèo.

YBĐT - Thời gian qua, huyện Lục Yên đã tích cực phát huy hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã (HTX), tạo sự liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, Hợp tác xã Cam sành Lục Yên là một điển hình như vậy.

Mưa lũ gây thiệt hại tại Mù Cang Chải, Yên Bái.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục