Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Khâu đột phá trong phát triển kinh tế Văn Yên

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/10/2017 | 8:04:27 AM

YBĐT - Chỉ trong thời gian ngắn, Văn Yên đã hoàn thành kết cấu hạ tầng 3 khu công nghiệp trọng điểm đó là: Khu công nghiệp phía Bắc Văn Yên, phía Tây cầu Mậu A, Khu công nghiệp Đông An và hình thành hàng ngàn cơ sở sản xuất chế biến nông, lâm sản, kinh doanh cá thể.

Cơ sở chế biến gỗ rừng trồng của Công ty TNHH Quế Lâm, xã An Thịnh.
Cơ sở chế biến gỗ rừng trồng của Công ty TNHH Quế Lâm, xã An Thịnh.

Xác định rõ phát triển phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) là khâu đột phá trong phát triển kinh tế, huyện Văn Yên đã ban hành nhiều cơ chế ưu đãi, tập trung nguồn lực xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch, thương mại nhằm thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài địa bàn tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh.
 
Chỉ trong thời gian ngắn, Văn Yên đã hoàn thành kết cấu hạ tầng 3 khu công nghiệp trọng điểm đó là: Khu công nghiệp phía Bắc Văn Yên, phía Tây cầu Mậu A, Khu công nghiệp Đông An và hình thành hàng ngàn cơ sở sản xuất chế biến nông, lâm sản, kinh doanh cá thể. Công nghiệp ngoài quốc doanh cũng đang phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng.
 
Đến nay, toàn huyện có 32 hợp tác xã, 57 công ty TNHH, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân, 1.419 hộ kinh doanh cá thể hoạt động đạt hiệu quả trên mọi lĩnh vực ngành nghề, chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ, tự phát, manh mún, gia công sang nền sản xuất hàng hóa trên cơ sở từng bước đầu tư trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng hàng hóa, sản xuất đạt hiệu quả thu nhập của người lao động được nâng lên đáng kể. Với mạng lưới các cơ sở sản xuất CN-TTCN, thương mại dịch vụ rộng khắp và đa ngành nghề đã giải quyết việc làm cho lực lượng lớn lao động địa phương thông qua hoạt động, sản xuất nguyên liệu và cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy, xí nghiệp hoạt động.
 
Anh Hoàng Việt Chung - công nhân Công ty Sản xuất vật liệu xây dựng Văn Yên cho biết: "Tôi là người địa phương, vào Công ty làm được 10 năm. Tôi thấy công việc ở đây cơ bản ổn định, thu nhập cũng khá, từ 5 - 6 triệu đồng/tháng. Tôi không chỉ có việc làm ổn định, thường xuyên mà còn cải thiện được thu nhập, nâng cao đời sống”.

Với phương châm huy động tối đa nguồn lực địa phương, coi trọng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, hợp tác liên tỉnh, liên vùng, liên ngành, huyện Văn Yên đã có những chính sách ưu đãi riêng kết hợp với những chính sách đầu tư của Nhà nước trong việc mời gọi và tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn để chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp trở thành hàng hóa, tăng giá trị bán ra thị trường trong và ngoài nước như: hỗ trợ tuyên truyền quảng bá các sản phẩm trên các kênh thông tin, các hoạt động lớn của huyện như festival, lễ hội...tuyên truyền, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp tiếp xúc với các chính sách của trung ương, của tỉnh; thành lập tổ tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ doanh nghiệp, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tổ chức các buổi gặp mặt nói chuyện với các doanh nghiệp, từ đó các kiến nghị, khó khăn vướng mắc được huyện tiếp thu và phối hợp giải quyết tháo gỡ. Bên cạnh đó, huyện Văn Yên đã thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về thuế, các chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất CN-TTCN.
 
Đến nay, đã có 31 cơ sở được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương của tỉnh, huyện với tổng kinh phí cho các đơn vị được thụ hưởng gần 2,6 tỷ đồng, chủ yếu là lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Trong phát triển CN-TTCN thương mại dịch vụ, huyện đặc biệt quan tâm đến sự liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng hóa.
 
Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất CN-TTCN đã sử dụng trang thiết bị hiện đại, công nghệ mới và đồng bộ trong sản xuất, lực lượng lao động đều được đào tạo cơ bản và có tay nghề vững chắc. Chính vì vậy, sản phẩm làm ra đã đạt chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường.
 
Ông Nguyễn Bá Quynh - Phó Giám đốc Công ty TNHH Đạt Thành, xã Đông Cuông cho biết: "Công ty của chúng tôi sản xuất chủ yếu là tinh dầu quế với công suất gần 10.000 tấn cành lá quế 1 năm. Công ty đã thu mua các sản phẩm tận thu từ cây quế cho bà con nhân dân trong vùng, tạo việc làm thường xuyên cho 25 lao động, mức thu nhập ổn định từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, chúng tôi còn tích cực đóng góp thuế, ngân sách đối với Nhà nước”.
 
 
 
Các doanh nghiệp trên địa bàn đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
 
Đến nay, sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện đã có bước phát triển khá, phát triển đúng định hướng, gắn kết giữa công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc doanh giữa công nghiệp chế biến và phát triển vùng nguyên liệu tập trung, ổn định, bền vững. Tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 19,5%, trong đó công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh, đạt tăng trưởng bình quân gần 30%; công nghiệp tỉnh quản lý đạt tăng trưởng bình quân trên 10%, góp phần đưa nền kinh tế của huyện tiếp tục phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Giá trị sản xuất công nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước, luôn đạt và vượt so với kế hoạch giao, năm 2016 đạt 774,7 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2017 giá trị CN-TTCN đạt 431,18 tỷ đồng.
 
Ngành công nghiệp huyện Văn Yên cũng góp phần giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động đồng thời cũng thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác như ngành thương mại dịch vụ.
 
Để thực hiện mục tiêu đề ra đến năm 2020 giá trị CN-TTCN đạt 1.000 tỷ đồng, huyện Văn Yên sẽ tiếp tục tăng cường thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước chuyên ngành; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư vào CN-TTCN trên địa bàn; tìm kiếm mở rộng thị trường; khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến; chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường.
 
Ông Hà Đức Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên:

Để thúc đẩy phát triển CN-TTCN, huyện Văn Yên đã có nhiều giải pháp thu hút các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đầu tư vào địa bàn huyện để khai thác, chế biến các sản phẩm chủ lực của địa phương với nhiều cơ chế ưu đãi, thông thoáng. Bên cạnh đó, huyện hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn được tiếp cận nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương; xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tạo mặt bằng sạch để thu hút, mời gọi đầu tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thông thoáng để thu hút các thành phần kinh tế phát triển.

Thanh Tân

Các tin khác
Nông dân xã Yên Hợp, huyện Văn Yên trồng ngô vụ đông.

YBĐT - Thực hiện phương châm "sáng lúa, chiều ngô”, huyện Văn Yên tập trung chỉ đạo nông dân thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa mùa; đẩy nhanh tiến độ làm đất; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học; sử dụng phân hữu cơ để tập trung sản xuất.

Cán bộ Hải quan Yên Bái làm thủ tục thông quan cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn.

YBĐT - Thông tin từ Cục Thống kê tỉnh, 9 tháng năm 2017, thu ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 1.503 tỷ đồng, bằng 77,9% dự toán Trung ương giao, bằng 73,3% dự toán tỉnh giao và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.

YBĐT - "Tận dụng triệt để đất canh tác bởi diện tích ít, càng phải tính toán làm sao có thu nhập cao nhất trên một đơn vị đất sản xuất trong cùng một thời gian” là quan điểm của ông Nguyễn Hồng Khánh ở thôn 3, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên. Đã từng trải nghiệm với cây nhãn, cây cam trên mảnh vườn của gia đình, ông Khánh từ ba năm trở về đây lựa chọn gắn bó cùng cây na.

Ảnh minh họa.

Hiện nay, không ít người dân vẫn còn tâm lý nghi ngại khi sử dụng xăng E5. Trên thực tế, khi sử dụng xăng E5, người tiêu dùng không chỉ tăng cường dùng nhiên liệu sinh học mà còn bảo vệ môi trường, đồng thời góp phần mang đến sự chuyển mình tích cực cho cuộc sống của người dân tại vùng sâu, vùng xa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục