Lần đầu tiên Việt Nam thu 200 tỷ USD từ xuất khẩu

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/1/2018 | 11:53:07 AM

Sáng nay 15-1 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế - Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của ngành công thương. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị ngành công thương sáng nay.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị ngành công thương sáng nay.

Năm 2017 là một năm nhiều thử thách nhưng cũng là năm đánh dấu bước chuyển khá căn bản của ngành công thương trong quá trình đổi mới và tái cơ cấu ngành. Trước bối cảnh và điều kiện để thực hiện kế hoạch phát triển của ngành công thương năm 2017 có cả những yếu tố thuận lợi nhưng cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, phức tạp mới nảy sinh.

Thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển được Quốc hội, Chính phủ giao, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, về sản xuất công nghiệp: Năm 2017, sản xuất công nghiệp của Việt Nam tăng trưởng mạnh với chỉ số sản xuất toàn ngành tăng 9,4%, cao hơn nhiều so với mức tăng 7,4% của năm 2016 và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đã được đặt ra từ đầu năm (tăng 7,1% - 8%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng cao (tăng 14,5%, cùng kỳ năm 2016 chỉ tăng 11,2%, năm 2015 tăng 10,5%), là động lực chính cho tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp trong năm 2017.

Về xuất nhập khẩu và phát triển thị trường ngoài nước: Năm 2017 là một năm đặc biệt thành công của xuất khẩu. Lần đầu tiên, xuất khẩu của Việt Nam đã vượt mốc 200 tỷ USD, với mức tăng trưởng trên 21%, là mức tăng rất ấn tượng trong bối cảnh tăng trưởng thương mại toàn cầu vẫn đang ở mức thấp, nhiều thị trường quay trở lại xu hướng bảo hộ trong nước, hạn chế nhập khẩu. Đã kiểm soát tốt khâu nhập khẩu, qua đó đã tạo thặng dư thương mại ở mức 2,7 tỷ USD. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần bảo đảm cho các cân đối vĩ mô khác của nền kinh tế.

Công tác khai thác cơ hội từ cam kết hội nhập đã được thực hiện có hiệu quả hơn nhiều năm trước. Ở tất cả các thị trường mà Việt Nam có ký kết hiệp định thương mại tự do FTA đều ghi nhận tăng trưởng vượt trội.

Về tổ chức, phát triển thị trường trong nước: Năm 2017 thương mại nội địa tiếp tục giữ vững được đà tăng trưởng với tốc độ tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội ở mức 2 con số (cả năm đạt 10,9%), qua đó đã cùng với xuất khẩu và đầu tư là trụ đỡ quan trọng để góp phần vào bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Cung cầu, giá cả hàng hóa, dịch vụ trong nước được bảo đảm ổn định, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá, kể cả trong các dịp lễ, tết hoặc ở các địa bàn và ở những thời điểm xảy ra mưa lũ. Phối hợp chặt chẽ và linh hoạt trong công tác điều hành giá các mặt hàng do nhà nước quản lý và triển khai công tác bình ổn thị trường đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả nước năm 2017 ở mức dưới 4%.

Về tổ chức, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh không còn phù hợp, triển khai mạnh dịch vụ công trực tuyến gắn với đơn giản hóa thủ tục hành chính, ông Trần Tuấn Anh khẳng định Bộ Công thương đã tiến hành những bước cải cách mạnh mẽ trên quan điểm toàn diện: Từ cải cách tổ chức bộ máy, thu gọn đầu mối từ 35 đơn vị xuống còn 30 đơn vị trực thuộc, thực hiện lộ trình cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh doanh không còn phù hợp (chiếm 55,3% tổng số điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương); xóa bỏ khoảng 420 mã trong tổng số 720 mã HS phải kiểm tra trước thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương, đạt tỷ lệ xóa bỏ lên tới 58,3%.

Ông Trần Tuấn Anh cho biết, mục tiêu trong năm 2018 mà Bộ Công thương đặt ra là sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; rà soát, tính toán cân đối nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong dài hạn và trong bối cảnh, điều kiện mới. Đặc biệt là vấn đề về cơ cấu năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo trong phát triển điện năng; tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, than đá...

Tập trung hoàn thành việc xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém của các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả bảo đảm đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém ở các dự án này theo đúng lộ trình và phương án xử lý đã được phê duyệt. Tập trung xử lý một cách căn bản hơn các vấn đề về xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường ngoài nước.

Nhanh chóng tổ chức lại lực lượng quản lý thị trường theo mô hình mới gắn với thay đổi phương thức hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng quản lý thị trường trên địa bàn cả nước. Coi đây là biện pháp để tạo bước chuyển quan trọng trong công tác đấu tranh chống kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại. Qua đó, tạo lập môi trường lành mạnh, công bằng cho sản xuất và kinh doanh trong nước, trực tiếp góp phần vào nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước một cách thực chất, thúc đẩy phát triển các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
 
(Theo SGGP)

Các tin khác
Thừa ủy quyền, đồng chí Tạ Văn Long – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tặng Bằng khen của Bộ Tài chính cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thuế năm 2017.

YBĐT - Cục Thuế tỉnh Yên Bái vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Tạ Văn Long - Ủy viên Ban Thường vụ Ttỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đồng bào Mông huyện Trạm Tấu chăm sóc rau sạch, chủ động thực phẩm cho gia đình.

YBĐT - Năm 2017 vừa qua, vốn cho Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện là 17.705 triệu đồng; Chương trình 30a, ngân sách Trung ương trên 52.391 triệu đồng. 

Từ nguồn vốn tái cơ cấu, ở Lục Yên đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi hàng hóa cho thu nhập cao (ảnh minh hoạ).

YBĐT - Năm 2017, huyện Lục Yên tiếp tục triển khai 6 đề án trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gồm: phát triển chăn nuôi, thủy sản, cây ăn quả có múi, cây quế, cây tre măng Bát độ, sản xuất ngô đông trên đất 2 vụ lúa. Trên cơ sở đó, các cơ quan chuyên môn của huyện đã triển khai hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, lựa chọn đối tượng hỗ trợ.

Mô hình sản xuất lúa sử dụng phân bón thông minh tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã đạt được nhiều kết quả tốt.

Ngày 13/1, Công ty cổ phần Rynan Smart Fertili Zers đã khánh thành, đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất phân bón thông minh tại khu công nghiệp Long Đức, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Đây nhà máy sản xuất phân bón thông minh đầu tiên tại Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục