Yên Bái phát triển mạng lưới giao thông nông thôn liên hoàn, khép kín

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/3/2018 | 1:52:05 PM

YBĐT - Tính đến hết năm 2017,  trên địa bàn tỉnh Yên Bái có  7.452 km đường giao thông nông thôn, trong đó kiên cố hóa 2.017 km, chiếm 27%; đường cấp phối và đường đất 5.435 km, chiếm 73%.

Nhân dân huyện Lục Yên làm đường giao thông nông thôn.
Nhân dân huyện Lục Yên làm đường giao thông nông thôn.

Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn Chương trình 135, vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn 30a, vốn vay nước ngoài WB, ADB... những năm qua, tỉnh Yên Bái đã huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp và nhân dân phát triển mạng lưới giao thông nông thôn (GTNT) liên hoàn, khép kín. Yên Bái phấn đấu đến năm 2020 kiên cố hóa 435 km, mở mới 600 km đường GTNT.

Cùng chúng tôi đi trên các con đường thuộc các xã Yên Phú, Yên Hợp, An Thịnh được bê tông hóa sạch sẽ, đồng chí Hà Đức Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên chia sẻ: "Nhằm tiếp tục thực hiện tốt Đề án Phát triển GTNT của tỉnh và của huyện giai đoạn 2016 - 2020 gắn với thực hiện phong trào toàn dân tham gia bảo vệ đường giao thông, ngay từ những tháng đầu của năm 2018, huyện đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng hệ thống đường GTNT đảm bảo đúng tiêu chuẩn và chất lượng theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
 
Huyện đã có kế hoạch bố trí nguồn vốn ngân sách huyện, ngân sách tỉnh để thực hiện Đề án; nguồn vốn xây dựng nông thôn mới... mua cát, sỏi, xi măng chuyển đến chân công trình; chỉ đạo các phòng chuyên môn cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật để cùng nhân dân tham gia bê tông hóa đường giao thông nông thôn”.
 
Ông Bùi Danh Tú - Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải cho biết: "Sở đã tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, trước hết là các công trình giao thông thiết yếu, ưu tiên nâng cấp và mở rộng các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ huyết mạch, phát triển hạ tầng nông thôn, nông nghiệp theo hướng bền vững, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới". 

Tính đến hết năm 2017, tổng số km đường GTNT là 7.452, trong đó kiên cố hóa 2.017 km, chiếm 27%; đường cấp phối và đường đất 5.435 km, chiếm 73%. 

Riêng năm 2017, các địa phương kiên cố hóa 183 km mặt đường; rải cấp phối 30 km; mở mới 41 km đường đất; xây dựng mới 14 cống thoát nước, sửa chữa 77 cống, 9 cầu, ngầm tràn; hoàn thành 2 cầu cứng thuộc Chương trình Nhịp cầu yêu thương... 

Tổng kinh phí thực hiện là 376,84 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước là 338,57 tỷ đồng; vốn nhân dân đóng góp 38,27 tỷ đồng".

Giao thông phát triển đã thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, các sản phẩm do nông dân sản xuất ra được vận chuyển, tiêu thụ thuận lợi. Đường thôn bản nối đường xã, đường xã vào đường huyện, đường tỉnh và nối liền với quốc lộ và các tỉnh lân cận tạo thành một mạng lưới liên hoàn, khép kín.

Để phấn đấu đến năm 2020 kiên cố hóa 435 km, mở mới 600 km đường GTNT, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương, nhất là ngành giao thông - vận tải tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia làm đường GTNT; thu hút, kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp; tận dụng các nguồn lực hỗ trợ triển khai sửa chữa, mở mới, cứng hóa các tuyến đường, công trình GTNT… 

UBND các huyện, thị xã, thành phố cần quan tâm, chỉ đạo đến công tác báo cáo định kỳ, đột xuất, tổng hợp các nguồn vốn đầu tư các chương trình mục tiêu, lồng ghép xây dựng các công trình giao thông kịp thời, đúng thời hạn.

Quang Thiều

Các tin khác

YBĐT - Tỉnh Yên Bái hiện chưa có cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Việc giết mổ gia súc, gia cầm chủ yếu được thực hiện tại các hộ dân, quy mô nhỏ, nằm phân tán xen kẽ trong khu dân cư. Các cơ sở này đa phần không có hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh; việc kiểm soát giết mổ động vật không thể thực hiện được theo quy trình.

Theo bảng xếp hạng PCI 2017, Quảng Ninh lần đầu tiên vươn lên vị trí dẫn đầu với điểm số 70,7 trên thang điểm 100.

Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017 vừa được công bố cho thấy thành phố Đà Nẵng đã xuống vị trí thứ 2 "nhường chỗ” cho Quảng Ninh. Trước đó, Đà Nẵng đã có 7 năm dẫn đầu cả nước kể từ khi chỉ số PCI được công bố. Tỉnh Yên Bái đứng ở vị trí 46/63 tỉnh, thành với 60,72 điểm, tăng 1 bậc so với năm 2016.

Lãnh đạo Agribank Chi nhánh huyện Văn Yên tới thăm khách hàng sử dụng đồng vốn hiệu quả.

YBĐT - Đến 31/12/2017, tổng dư nợ của Agribank Chi nhánh huyện Văn Yên là 1.070 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 96%, trở thành chi nhánh có số dư nợ lớn nhất trong hệ thống các chi nhánh Agribank Yên Bái.

Giao dịch lưu động trên xe ô tô, mang dịch vụ tín dụng của Agribank Chi nhánh Yên Bái đến vùng sâu, vùng xa của tỉnh. (Ảnh: Lê Phiên)

YBĐT - Hiện tại, Agribank Yên Bái là đơn vị có quy mô hoạt động lớn so hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn. Tổng nguồn vốn huy động đạt 5.970 tỷ đồng, gấp 1.270 lần và tổng dư nợ đầu tư nền kinh tế đạt trên 8.316 tỷ đồng, gấp 763 lần so với khi mới thành lập năm 1988.


 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục