Yên Bái: "Tiếp lửa" khởi nghiệp cho thanh niên dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/3/2018 | 8:11:22 AM

YBĐT - Dự án khởi nghiệp đầu tiên cho thanh niên dân tộc thiểu số do Tỉnh đoàn Yên Bái phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ mới đây đã triển khai tại thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên.

Lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ cùng các bạn ĐVTN trồng cây gáo vàng tại thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên.
Lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ cùng các bạn ĐVTN trồng cây gáo vàng tại thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên.

Hờ A Sênh và Hờ A Chở đều là người dân tộc Mông tại thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên. Cả hai đều ở độ tuổi 23, 24 tràn đầy nhiệt huyết, ước mơ và hoài bão của tuổi trẻ. Mỗi người có ước mơ riêng, mục tiêu riêng nhưng đều với một quyết tâm chung đó là xóa bỏ cái nghèo, lạc hậu, phát triển kinh tế để làm giàu.


Sênh chia sẻ: "Là con trong gia đình nghèo lại đông anh chị em, mặc dù cố gắng học tập, thi đỗ vào khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên nhưng do điều kiện kinh tế không cho phép nên em phải bỏ học giữa chừng. Bản thân em không muốn xa gia đình nhưng làm ăn ở nhà khó quá, em đành xuống Hà Nội làm thuê kiếm tiền đỡ đần bố mẹ và các em”. Còn Chở đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự nhưng do điều kiện gia đình khó khăn, không có sự định hướng nên hiện tại cũng vẫn chỉ ở nhà giúp bố mẹ thêm việc đồng áng.

Nhìn một cách tổng quát, câu chuyện khởi nghiệp, phong trào lập thân, lập nghiệp của thanh niên vùng cao vẫn gặp rất nhiều khó khăn, do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.
 
Anh Bùi Thanh Dân – Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh cho biết: "Phong trào khởi nghiệp của thanh niên vùng cao còn thiếu lửa, chưa đủ sự quyết tâm, nhiệt tình cần thiết. Bên cạnh đó, để thanh niên vùng cao lập thân, lập nghiệp thành công, rất cần sự quan tâm, tháo gỡ từ nhiều phía. Chính vì thế, mới đây, Tỉnh đoàn Yên Bái phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ triển khai Dự án khởi nghiệp cho thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, khích lệ thanh niên, tạo việc làm để giảm nghèo và lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương". 

"Đây là dự án đầu tiên và có thể coi là dự án mở đường cho phong trào khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Yên Bái, nhất là trong điều kiện nguồn lực thực hiện các chính sách dân tộc ngày càng khó khăn” - anh Dân chia sẻ.
 
Theo đó, để thực hiện Dự án này, Tỉnh đoàn Yên Bái, Hội Doanh nhân trẻ phối hợp với huyện Trấn Yên khảo sát và lựa chọn xã Hồng Ca là địa điểm bảo đảm đủ các điều kiện về đất đai, khí hậu, nhiều đồng bào DTTS sinh sống và đang phấn đấu đạt xã nông thôn mới để triển khai mô hình. 

Với số vốn hỗ trợ 300 triệu đồng, Dự án được thực hiện trên diện tích đất hơn 1 ha và giao cho 2 thanh niên là Hờ A Sênh và Hờ A Chở làm chủ Dự án để trồng cây gáo vàng, trồng nghệ đỏ làm dược liệu và chăn nuôi lợn rừng.
 
Anh Bùi Thanh Dân cho biết thêm: "Cây gáo vàng hiện không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là dự án dài hơi bởi sau 10 năm thì gáo vàng mới khai thác được. Chính vì thế, trong thời gian đó, hai em chăn nuôi lợn rừng để có việc làm đều đặn hàng ngày, còn trồng nghệ một năm đã cho thu hoạch rồi mà giá thị trường dao động từ 10 - 15 nghìn đồng/kg nghệ tươi. Toàn bộ đầu ra của sản phẩm sẽ được các công ty, doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu”.
 
Hờ A Sênh hồ hởi nói: "Khi biết tin được nhận Dự án, em và cả gia đình mừng lắm! Triển khai đã gần được 1 tháng, tới nay, chuồng trại đã dựng xong, giờ là bắt tay vào chăn nuôi và trồng trọt. Với sự giúp đỡ của các tổ chức, đoàn thể, em và A Chở quyết tâm sẽ cố gắng, nỗ lực để Dự án thành công”.

Theo anh Đỗ Minh Huấn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Yên Bái, Yên Bái là tỉnh miền núi trong đó lực lượng đoàn viên, thanh niên là đồng bào DTTS chiếm khá đông. Đó cũng chính là những khó khăn mà tuổi trẻ Yên Bái phải cố gắng, nỗ lực gấp đôi, thậm chí là gấp 3 lần để thành công. 

Với vai trò và trách nhiệm của mình, thời gian tới, Tỉnh đoàn Yên Bái sẽ chỉ đạo các cấp bộ Đoàn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng phong trào khởi nghiệp, khơi dậy ngọn lửa nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, cống hiến của sức trẻ trong thanh niên, nhất là thanh niên vùng cao, vùng DTTS.

Đồng thời, thường xuyên nghiên cứu, phối hợp với các cấp, các ngành liên quan tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai, vận dụng các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, lập nghiệp của đoàn viên, thanh niên với quyết tâm không để khởi nghiệp chỉ làm phong trào mà phải làm bền vững.

Thu Trang

Các tin khác

YBĐT - Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, hàng năm trên địa bàn huyện Văn Chấn có hàng nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, tạo việc làm. Các nguồn vốn vay ưu đãi này đã thực sự trở thành "chiếc phao cứu sinh” đối với nhiều hộ gia đình, giúp họ nâng cao đời sống, góp phần giảm nghèo hiệu quả và bền vững.

Chương trình

YBĐT - Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố sáng nay - 22/3 tại Hà Nội, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017 của tỉnh Yên Bái tăng 1 bậc so với năm 2016, xếp ở vị trí 46/63 tỉnh, thành.

Lãnh đạo Agribank Chi nhánh huyện Trấn Yên trao đổi nghiệp vụ với cán bộ tín dụng.

YBĐT - Để đạt được những kết quả đó, Agribank Chi nhánh huyện Trấn Yên đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực. 

Nhân dân huyện Lục Yên làm đường giao thông nông thôn.

YBĐT - Tính đến hết năm 2017,  trên địa bàn tỉnh Yên Bái có  7.452 km đường giao thông nông thôn, trong đó kiên cố hóa 2.017 km, chiếm 27%; đường cấp phối và đường đất 5.435 km, chiếm 73%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục