Nông dân Yên Bái tích cực chăm sóc lúa xuân cuối vụ

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/5/2018 | 10:46:18 AM

YBĐT - Vụ lúa xuân 2017 - 2018 nông dân Yên Bái gieo cấy trên 19.658 ha lúa với cơ cấu trên 70% lúa thuần, lúa lai chất lượng cao. 

Nông dân tích cực thăm đồng, chủ động phòng trừ sâu bệnh hại lúa xuân.
Nông dân tích cực thăm đồng, chủ động phòng trừ sâu bệnh hại lúa xuân.


Mặc dù thời tiết không mấy thuận lợi, nhưng được sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, sự nỗ lực, khắc phục khó khăn, tích cực đầu tư chăm sóc của bà con nông dân toàn bộ diện tích lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

Tuy nhiên, bằng thực tiễn và theo khuyến cáo của các ngành chuyên môn, hiện nay ngoài một số diện tích đã thu hoạch ở cánh đồng Mường Lò, phần lớn diện tích đang trong giai đoạn đứng cái, làm đòng, có diện tích đã phơi cờ trổ bông thì đây là thời điểm rất quan trọng trong việc quyết định đến năng suất, chất lượng lúa gạo nên bà con nông dân cần quan tâm, tích cực triển khai công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa.

Để bảo đảm sản xuất lúa đông xuân giành thắng lợi, ngành chuyên môn và các địa phương đã thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn bà con nông dân tích cực chủ động thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng chống thiên tai, dịch bệnh. 

Bà con nông dân từ vùng thấp đến vùng cao ngoài gieo trồng đúng khung thời vụ, đúng kỹ thuật, đầu tư phân bón phù hợp còn tích cực thăm đồng, chủ động phát hiện sâu bệnh và có kế hoạch, biện pháp phòng trừ hiệu quả.
 
Tuy nhiên, trước thời tiết bất lợi, độ ẩm tăng cao, một số diện tích lúa và hoa màu bị ảnh hưởng của mưa bão là điều kiện thuận lợi cho một số loại sâu bệnh phát sinh và gây hại như: bệnh khô vằn, chuột, rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại chủ yếu. 

Bọ xít đen, bọ xít dài, sâu đục thân bướm 2 chấm, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông gây hại nhẹ. Trên cây ngô thì chuột, sâu cắn lá, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, bệnh rỉ sắt, rệp ngô gây hại nhẹ.
 
Theo số liệu mới nhất của Chi cục Bảo vệ thực vật, toàn tỉnh đã có 2.436 ha lúa bị nhiễm các loại sâu bệnh nhẹ, trên 1.000 ha nhiễm mức độ trung bình và 88 ha nhiễm nặng. Đặc biệt, có trên 3.000 ha nhiễm khô vằn, đạo ôn lá, thối thân, đốm sọc vi khuẩn, đạo ôn cổ bông...
 
Tại các xã vùng ngoài huyện Văn Chấn lúa đang trong giai đoạn phân hóa đòng; vùng cao, thượng huyện lúa đang giai đoạn đẻ nhánh rộ. Thế nhưng tình hình sâu bệnh diễn biến khá phức tạp. Toàn huyện đã có 125 ha nhiễm bệnh đạo ôn; bệnh khô vằn nhiễm 110 ha; bệnh đốm sọc vi khuẩn nhiễm 110 ha; ruồi đục nõn nhiễm nhẹ 20 ha.

Bên cạnh đó còn phát sinh bọ xít đen, sâu cuốn lá nhỏ, ốc bươu vàng, sâu đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh bạc lá... Vì vậy, các huyện, thị, thành phố, các các địa phương và các trạm bảo vệ thực vật cần thông báo và hướng dẫn bà con nông dân các biện pháp phòng trừ sâu bệnh như: áp dụng biện pháp thủ công bắt sâu non kết hợp làm cỏ sục bùn; tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc trừ sâu; thực hiện bón phân cân đối...
 
Đồng thời, thường xuyên thăm đồng chủ động phát hiện sớm sâu bệnh gây hại, phun thuốc phải tuân thủ theo nguyên tắc "4 đúng”, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Song song với đó là tăng cường công tác kiểm tra, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn, kịp thời xử lý trường hợp vi phạm.
 
Để vụ lúa xuân giành thắng lợi, từ nay đến cuối vụ bà con tích cực chăm sóc lúa bằng bón phân xanh hữu cơ, tăng cường kiểm tra sâu bệnh hại, tập trung chăm sóc lúa theo đúng quy trình kỹ thuật… là điều kiện quan trọng để bảo đảm năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, sự nỗ lực của bà con nông dân, chắc chắn sản xuất vụ lúa đông xuân 2017 - 2018 sẽ giành thắng lợi.

Thanh Phúc

Các tin khác
Chị Trần Thị Tình (bên trái) - Giám đốc HTX Nông nghiệp dịch vụ hữu cơ Trung Thành kiểm tra chất lượng củ lạc trước khi thu hoạch.

YBĐT - Thành lập vào năm 2017, đến nay, HTX Nông nghiệp dịch vụ hữu cơ Trung Thành ở xã Yên Hợp (Văn Yên) là một mô hình khá rõ nét của việc liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Ảnh minh họa.

Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của 8 tỉnh: Yên Bái, An Giang, Bình Dương, Lai Châu, Kon Tum, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La.

Người dân thị xã Nghĩa Lộ khắc phục hậu quả trận lũ lịch sử tháng 10/2017.

YBĐT - Năm 2016, trên địa bàn Yên Bái xảy ra 14 đợt thiên tai, thiệt hại về kinh tế gần 300 tỷ đồng. Năm 2017 là 21 đợt thiên tai, tăng 7 đợt so với năm 2016 với cường độ mạnh hơn, tổng giá trị thiệt hại trên 1.850 tỷ đồng.

Cho cá ăn trên hồ Vân Hội, huyện Trấn Yên.

YBĐT - Chi cục Thủy sản Yên Bái sẽ triển khai hiệu quả việc kiểm soát tình hình dịch bệnh và thực hiện tốt công tác phòng dịch, không để dịch bệnh thủy sản lây lan; phối hợp với các địa phương tiếp tục vận động nhân dân sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước ao, hồ và nuôi cá ruộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục